Phát triển kinh tế nhanh, bền vững là nhân tố quyết định trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 98 - 101)

- Về công cụ sản xuất: Cần phải thay đổi công cụ sản xuất trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất: làm đất, tưới tiêu, vận chuyển, thu hoạch từ công cụ thô sơ (gậy

3.2.2.3. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững là nhân tố quyết định trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Tỉnh

cuộc xóa đói giảm nghèo của Tỉnh

Chỉ nơi nào và khi nào có một nền kinh tế vững mạnh thỡ mới cú thể thực hiện XĐGN một cách hiệu quả nhất, bền vững lâu dài nhất. Chính vỡ vậy bất cứ một địa phương nào muốn XĐGN thành công đều phải thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Mục tiêu kinh tế của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006-2010 như sau:

Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, từng bước thu hẹp khoảng cách GDP bỡnh quõn đầu người so với mức trung bỡnh của cả nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP bỡnh quõn hàng năm từ 12% trở lên, trong đó: nông lâm nghiệp tăng 8%, công nghiệp-xây dựng tăng 17,6% và dịch vụ tăng 14%. Đến năm 2010 GDP bỡnh quõn đầu người gấp 2,05 lần năm 2005. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, đến năm 2010: nông lâm nghiệp chiếm 39%, công nghiệp-xây dựng chiếm 32%, dịch vụ chiếm 29% [11].

Để đạt được những mục tiêu trên, Tỉnh cần phải tập trung đẩy mạnh hơn nữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn:

* Về nông nghiệp

Thực hiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Tỉnh trên cơ sở:

- Phát triển nhanh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, đẩy mạnh đầu tư chiều sâu các vùng sản xuất tập trung, với cơ cấu hợp lý về cõy trồng và vật nuụi để khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng, từng sản phẩm gắn với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Có chính sách ưu đói để các thành phần kinh tế đầu tư vào nông, lâm nghiệp, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm.

- Tăng diện tích lúa nước 2 vụ, tập trung đầu tư và khai thác có hiệu quả các công trỡnh thủy lợi, ỏp dụng cỏc biện phỏp thõm canh, sử dụng giống mới, xây dựng vùng lúa chất lượng cao, bảo đảm an ninh lương thực kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Trồng mới 1 vạn ha cao su, đầu tư thâm canh ổn định diện tích cà phê đó cú. Đẩy mạnh trồng mới và tiếp tục cải tạo giống điều, ổn định diện tích hồ tiêu, thâm canh cây chè và trồng giống chè có năng suất cao. Khuyến khích các loại cây công nghiệp có ưu thế vừa đáp ứng yêu cầu tăng dinh dưỡng tại chỗ, vừa đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. - Phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao chất lượng đàn gia súc, đẩy mạnh mô hỡnh chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến súc sản, thuộc da. Tiếp tục chương trỡnh lai húa đàn bũ, nạc húa đàn lợn, khuyến khích nuôi trồng thủy sản, nuôi ong, nuôi dê.

- Tổ chức quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng. Trong 5 năm tới trồng mới 30.000 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 66.000 ha. Hoàn thành cơ bản việc giao đất khoán rừng cho hộ nông dân, sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh. Rà soát quỹ đất, chuyển một số diện tích rừng nghèo kiệt sang trồng rừng để đẩy mạnh thu hút đầu tư trồng rừng nguyên liệu, có chính sách giao đất cho các tổ chức, cá nhân bỏ vốn trồng rừng.

* Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn Tỉnh

- Ưu tiên phát triển nhanh một số ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và cũn nhiều tiềm năng phát triển như thủy điện, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng. Xây dựng và phát triển các khu, cụm công

nghiệp. Phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ.

- Công nghiệp điện năng: Ngoài những công trỡnh lớn của trung ương trên địa bàn như Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4, An Khê-KaNak, Sông Ba hạ... Tỉnh cần có chính sách ưu đói huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trỡnh thủy điện nhỏ và vừa, kết hợp thủy điện với thủy lợi, du lịch.

- Phỏt triển cụng nghiệp chế biến nụng, lõm sản gắn với xuất khẩu. Kết hợp hài hũa nhiều loại quy mụ, nhiều trỡnh độ công nghệ thích hợp với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.

- Xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng khu công nghiệp Trà Đa đủ sức thu hút các cơ sở công nghiệp quan trọng, có trỡnh độ công nghệ cao; quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Nam Hàm Rồng, phát triển các cụm công nghiệp Trà Bá-Hàm Rồng, Chư Păh, Chư Sê, An Khê, Ayun Pa.

* Phát triển các ngành dịch vụ

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hệ thống thương mại; mở rộng các hỡnh thức hợp tỏc, liờn kết liờn doanh; thỳc đẩy khâu lưu thông, tăng sức mua và mở rộng thị trường, nhất là thị trường nông thôn. Cung cấp đủ các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách cho vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.

- Chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để thúc đẩy sản xuất phát triển. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và của một số mặt hàng chủ lực của Tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu.

- Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đức Cơ theo hướng hỡnh thành cửa khẩu quốc tế và đô thị biên giới, là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền trung.

- Phát triển mạnh các hoạt động du lịch, tạo ra các loại hỡnh du lịch đa dạng như: Du lịch lễ hội truyền thống, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.

* Thực hiện tốt chính sách phát triển các thành phần kinh tế

Tiếp tục thực hiện sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp. Khuyến khớch phỏt triển kinh tế hợp tỏc, hợp tỏc xó, cỏc hỡnh thức liờn doanh giữa doanh nghiệp và Nhà nước. Tạo môi trường hấp dẫn và thuận lợi để khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển có hiệu quả, đảm bảo lợi ích các nhà đầu tư. Khuyến khích hỗ trợ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển.

* Định hướng phát triển các vùng trong Tỉnh

- Vùng động lực: Xây dựng thành phố Pleiku, thị xó An Khờ trở thành trung tõm chớnh trị, cụng nghiệp chế biến, dịch vụ thương mại của cả Tỉnh. Ayun Pa, Chư Sê trở thành các thị xó làm trung tõm của cỏc huyện lõn cận.

- Vựng chuyển tiếp: Bao gồm thị trấn cỏc huyện cũn lại cần được tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng để trở thành những trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của các huyện, là đầu mối giao lưu giữa vùng động lực và các vùng sâu vùng xa.

- Vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS: Tiếp tục đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, mở rộng lưới điện đến hộ dân, cấp nước, thủy lợi vừa và nhỏ. Đầu tư để hỡnh thành cỏc vựng sản xuất hàng húa nụng nghiệp ổn định gắn với công nghiệp chế biến.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)