Tuyên truyền để người nghèo chủ động vượt khó, có ý thức làm giàu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 79 - 82)

- Đối với các cấp, các ngành và đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc chương trỡnh mục tiờu XĐGN, chưa thể hiện việc năng động, sáng tạo trong điều hành,

3.2.1.1. Tuyên truyền để người nghèo chủ động vượt khó, có ý thức làm giàu

Không phải người nghèo nào (đặc biệt là đồng bào DTTS ở Gia Lai) cũng nhận thức được đầy đủ rằng chính bản thân họ mới là nhân tố quan trọng nhất giúp họ thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Theo quan điểm XĐGN của WB và IMF, XĐGN có hiệu quả phải dựa trên sự đồng tiến của ba lực lượng: Chính phủ, nhà tài trợ và người nghèo. Ba lực lượng này được ví như ba đỉnh của một tam giác, có mối liên quan hết sức chặt chẽ với nhau. Trước kia người ta thường quan niệm rằng, công cuộc XĐGN chỉ là trách nhiệm của Chính phủ và các nhà tài trợ. Mọi việc đều được áp đặt từ trên xuống, XĐGN chỉ đơn thuần là các chính sách xó hội, cứu trợ, lấy của người giàu chia lại cho người nghèo. Người nghèo hoàn toàn bị tách khỏi hoạt động xó hội, được hưởng một khoản trợ cấp xã hội để sinh sống. Ngày nay XĐGN là một trách nhiệm lớn lao của cả xó hội, trong đó vai trũ của người nghèo quan trọng như một đỉnh của một tam giác. Chính phủ - nhà tài trợ - người nghèo luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Chính phủ, nhà tài trợ hướng dẫn, hỗ trợ người nghèo những kiến thức, những phương pháp, những nguồn lực để thoát nghèo và họ cũng luôn mong muốn lắng nghe những phản hồi từ người nghèo. Người nghèo được thể hiện tiếng nói, nguyện vọng của mỡnh. Chớnh phủ, nhà tài trợ đó giỳp cho người nghèo tự tin hơn trong việc đưa

ra những sáng kiến của mỡnh cũng như khả năng nắm bắt được những cơ hội để thoát nghèo.

Đảng và Nhà nước ta cũng có quan điểm đồng nhất với WB trong việc đề cao vai trũ trỏch nhiệm của người nghèo trong sự nghiệp XĐGN. Đảng ta xác định: XĐGN không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, toàn xó hội mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo phải tự vươn lên để thoát nghèo. Trách nhiệm của Chính phủ là gỡ bỏ hàng rào ngăn cách xó hội và kinh tế để XĐGN, hiệu quả xóa nghèo sẽ đạt thấp nếu như người nghèo không tích cực và nỗ lực vươn lên để có mức sống cao hơn. XĐGN phải được coi là sự nghiệp của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo, bởi vỡ sự nỗ lực tự vươn lên để thoát nghèo chính là động lực, là điều kiện cần cho sự thành công của mục tiêu chống đói nghèo ở các nước.

Từ cơ sở nhận thức trên, bằng mọi cách chúng ta phải tổ chức các hoạt động tuyên truyền tới người nghèo nhất là người nghèo DTTS để họ hiểu rằng: Người nghèo là một bộ phận cấu thành của bộ máy XĐGN, chỉ có họ mới làm cho họ thoát khỏi đói nghèo một cách nhanh nhất và bền vững nhất. Họ cần phải tự tin hơn, đưa ra những ý tưởng, nguyện vọng hoạt động kinh tế của mỡnh để trên cơ sở đó Nhà nước và các tổ chức tài trợ có thể giúp họ thực hiện ý định.

Hoạt động tuyên truyền để người nghèo chủ động vượt qua khó khăn của bản thân, có ý thức vươn lên làm giàu ở Gia Lai cần phải đảm bảo được hai nội dung sau:

Một là: Nội dung tuyên truyền phải đảm bảo sao cho mọi người dân nói chung và người nghèo nói riêng hiểu được vỡ sao phải XĐGN.

Người nghèo cần phải hiểu được rằng mỗi gia đỡnh là một tế bào của xó hội. Một đất nước có nhiều hộ nghèo sẽ là một đất nước nghèo, một đất nước nghèo sẽ là một đất nước yếu, một đất nước yếu thỡ rất dễ lệ thuộc về kinh tế, chớnh trị và trở thành nô lệ của nước khác.

Người nghèo cũng cần phải thấy được cái vũng luẩn quẩn của đói nghèo: từ đói nghèo do thiếu ăn sẽ sinh ra ốm đau bệnh tật, dẫn đến thất học, thiếu việc làm và lại trở

về với đói nghèo. Cho nên bằng mọi cách người nghèo cần phải thoát ra khỏi cỏi vũng luẩn quẩn đó. Cần phải giải thích cho người nghèo thấy được rằng, nghèo đói không phải là xấu nhưng nếu không cố gắng thoát ra khỏi nghèo đói khi có điều kiện, luôn có tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, thỡ đó mới chính là một tội lỗi. Tội lỗi này trước hết là với con cái của họ, sau đó là với xó hội. Bởi vỡ, họ sinh con cỏi ra mà khụng nuụi dạy được đến nơi đến chốn, để lại cho xó hội một gỏnh nặng trong tương lai, một lớp người sinh ra trong đói nghèo, ốm đau bệnh tật, không có việc làm…

Người nghèo cũng cần hiểu rằng, chính họ vỡ nghốo đói, vỡ thiếu hiểu biết nờn trong thời gian qua họ đó hủy hoại phần lớn mụi trường thiên nhiên, môi trường sống của chính bản thân họ. Chính vỡ vậy, XĐGN là mục tiêu lớn, là nhiệm vụ của mọi Chính phủ, nhưng trước hết phải là nhiệm vụ của chính những người nghèo tự vươn lên nắm bắt những cơ hội, mà Chính phủ và các nhà tài trợ đó dành cho họ để thoát khỏi nghèo và vươn lên làm giàu.

Hai là: Tuyên truyền để đồng bào DTTS thấy được những tác hại của các phong tục lạc hậu và cần phải loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống của họ.

Đồng bào DTTS ở Gia Lai hiện nay vẫn cũn rất nhiều cỏc phong tục lạc hậu, gây cản trở rất lớn đến công cuộc XĐGN như: Tục chết chôn chung, tục táng treo, tục cà răng căng tai, tục cúng ma, tục phạt vạ, tục nối dây, tục lễ bỏ mả, tục nghi ma lai, tục đẻ ngoài rừng…và các thói quen xấu như: uống nước suối, ăn cơm bốc, nuôi gia súc dưới gầm nhà sàn, và sinh đẻ không có kế hoạch.

Để loại bỏ những phong tục lạc hậu ra khỏi cuộc sống của đồng bào DTTS ở Gia Lai cần phải có một thời gian dài nhưng chủ yếu vẫn phải kiên trỡ tuyờn truyền, vận động và hướng dẫn. Các hỡnh thức tuyờn truyền có thể là: Tuyên truyền miệng qua các hội nghị, các buổi họp dân, sinh hoạt các hội, đoàn thể, trực tiếp gặp gỡ tiếp xúc với người nghèo. Tuyên truyền qua những người có uy tín như già làng, trưởng thôn, nhà chùa, nhà thờ, qua hệ thống giáo dục ở trường lớp. Tuyên truyền qua các khẩu hiệu, pa nô, áp phích, qua các tờ rơi, qua báo chí, truyền hỡnh, các đội chiếu phim di động. Tất cả các hỡnh thức trờn đều phải thực hiện một cách ngắn gọn, dễ hiểu, nhất là phải được dịch

qua tiếng, qua chữ của đồng bào DTTS để người nghèo là đồng bào DTTS hiểu được ngay những nội dung cần tuyên truyền.

Khi tuyên truyền cho người nghèo thỡ cần phải quyết liệt nhưng cũng cần phải thật khéo léo, bởi vỡ người nghèo chính là những người tự ty nhất và cũng dễ bị tổn thương nhất. Nếu chỉ có tuyên truyền không thỡ khụng thể giải quyết được XĐGN và chỉ làm mất lũng tin của người nghèo mà thôi. Nhưng nếu chỉ có biện pháp kinh tế mà không có biện pháp tuyên truyền thỡ mọi sự cố gắng của Chớnh phủ chỉ như muối bỏ bể, không thể đem lại hiệu quả như mong đợi. Đôi khi lại có những tác dụng phụ theo chiều hướng ngược lại như: Người nghèo ngày càng trông chờ vào sự trợ giúp của Chính phủ; các địa phương ngày càng có xu hướng thích nghèo hơn thích giàu, để được Nhà nước ưu đói trong đầu tư; những người quản lý cú cơ hội để thực hiện sai mục đích tốt đẹp của công cuộc XĐGN. Do đó, biện pháp tuyên truyền phải được thực hiện liên tục cho người nghèo nhất là đối với người nghèo là đồng bào DTTS ở Gia Lai.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 79 - 82)