Tạo việc làm cho người nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 85 - 87)

- Về công cụ sản xuất: Cần phải thay đổi công cụ sản xuất trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất: làm đất, tưới tiêu, vận chuyển, thu hoạch từ công cụ thô sơ (gậy

3.2.1.3. Tạo việc làm cho người nghèo

Giải quyết việc làm luôn là một giải pháp quan trọng bậc nhất của công tác XĐGN, bởi vỡ, cú việc làm người nghèo sẽ có thu nhập ổn định và tránh được những cạm bẫy tệ nạn của xó hội.

Ở Gia Lai hầu hết là thất nghiệp không tự nguyện thuộc diện nghèo đói, sống chủ yếu ở nông thôn, làm nông nghiệp, thường rơi vào những gia đỡnh nhiều lao động nhưng ít đất, hoặc các gia đỡnh trẻ mới tỏch hộ. Cú những hỡnh thức thất nghiệp như sau:

- Thất nghiệp toàn phần: Là những người không có việc làm chỉ sống dựa vào người khác, đây chủ yếu là những cá thể đặc biệt hoặc những thanh niên mới lớn, tuy

không nhiều nhưng lại rất nguy hiểm vỡ họ rất dễ bị xỳi giục đi vào những con đường tội lỗi.

- Thất nghiệp theo mùa: Do có quá nhiều lao động trong khi đó lại có quá ít đất và không có một nghề phụ nào cả. Dạng này rất phổ biến ở nông thôn kể cả người Kinh lẫn người đồng bào DTTS. Loại thất nghiệp này chỉ cần giải quyết được các phương tiện sản xuất là họ có thể thoát nghèo.

- Thất nghiệp do có việc làm không ổn định: Đây là những người đó thoỏt nghề nụng để ra thành thị kiếm sống, công việc của họ không ổn định và rủi ro rất lớn. Nếu được sự giúp đỡ họ sẽ tỡm được một việc làm ổn định hơn.

Để tạo việc làm cho người nghèo, đặc biệt là ngời nghèo DTTS ở Gia Lai, Tỉnh cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Bằng mọi cách phải giải quyết đất canh tác và đất ở cho những hộ đồng bào DTTS đang trong diện thiếu đất, theo Quyết định 134 của Chính phủ.

- Thực hiện tốt chính sách giao đất, khoán rừng, bảo vệ chăm sóc rừng cho các hộ nông dân có nhu cầu, nhất là đồng bào DTTS ở các vùng sâu, vùng xa nơi có rừng đầu nguồn. Vừa có tác dụng tạo việc làm tăng thu nhập cho dân vừa có thể bảo vệ môi trường tự nhiên một cách bền vững.

- Đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát, rèn và hướng dẫn thêm những nghề mới như: làm nấm, nuôi ong, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. Đây là những nghề tương đối khó đối với đồng bào DTTS, cho nên cần phải có sự hướng dẫn kỹ thuật một cách tỷ mỷ, cẩn thận cũng như tạo điều kiện vay vốn và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho đồng bào.

- Có chính sách khuyến khích, ưu đói đối với các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp tư nhân, để các đơn vị này nhận người nghèo, nhất là người nghèo DTTS vào làm công nhân, làm thuê theo thời vụ hoặc giao khoán sản phẩm cho các hộ gia đỡnh trong một thời gian nhất định. Với cách này các doanh nghiệp vừa thực hiện được chiến lược XĐGN của quốc gia, vừa nhận được những ưu đói của địa phương. Cũn người dân vừa

có việc làm ổn định, vừa học hỏi được nhiều kiến thức mới trong sản xuất cũng như trong giao tiếp xó hội. Đây là mô hỡnh giải quyết việc làm cho người nghèo ở Gia Lai và một số địa phương lân cận trong thời gian qua đó tỏ ra rất hiệu quả vỡ vậy cần phải nhõn rộng nhiều hơn nữa mô hỡnh này trong thời gian tới.

- Cần phải mở nhiều các trung tâm hướng nghiệp để đào tạo lao động trẻ có tay nghề, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh, cũng như hướng liên kết giải quyết việc làm với các tỉnh khác trong nước, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pdf (Trang 85 - 87)