II. xác Định chỉ tiêu phân tích.
1. Xác định các chỉ tiêu phân tích
1.1. Chỉ tiêu phân tích giá trị sản xuất
- Về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp chế biến là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ, đợc tính theo đơn vị giá trị hoặc đơn vị hiện vật, theo giá thị trờng (gồm giá sản xuất và giá mua), là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh toàn bộ sản phẩm do lao động trong công nghiệp chế biến làm ra trong một thời kỳ nhất định (thờng là 1 năm).
- Về kết cấu giá trị sản xuất công nghiệp chế biến: Để phân tích kết cấu giá trị sản xuất, thờng tính các chỉ tiêu số tơng đối kết cấu theo các chỉ tiêu khác nhau và so sánh nó để đánh giá sự thay đổi kết cấu giá trị sản xuất và cơ cấu lại nền sản xuất.
+ Cơ cấu giá trị sản xuất theo yếu tố cấu thành giá trị
Xác định tỷ trọng giá trị sản phẩm có hình thái vật chất, giá trị sửa chữa lớn máy móc thiết bị cho bản thân doanh nghiệp và cho bên ngoài, cùng với giá trị công việc có tính chất công nghiệp chế biến làm cho bên ngoài trong giá trị sản xuất, so sánh chúng trong thời gian, không gian và mục tiêu.
+ Cơ cấu giá trị sản xuất theo mức độ hoàn thành
Xác định tỷ trọng của giá trị thành phẩm sản xuất = nguyên vật liệu của xí nghiệp hoặc của ngời đặt hàng, giá trị nửa thành phẩm bán ra ngoài xí nghiệp (nếu có), giá trị chênh lệch cuối kỳ trừ đầu kỳ của nửa thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang trong giá trị sản xuất, so sánh chúng trong thời gian, không gian và mục tiêu.
- Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành, thành phần kinh tế và địa phơng Xác định tỷ trọng giá trị sản xuất theo ngành, thành phần kinh tế và địa phơng, so sánh chúng trong thời gian, không gian và mục tiêu cho phép thấy đợc vai trò của từng ngành, từng thành phần kinh tế, địa phơng trong việc tạo ra giá trị sản xuất.
1.2. Chỉ tiêu phân tích giá trị tăng thêm
Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại khi trừ đi chi phí trung gian, là bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định (thờng là 1 năm).
Quy mô giá trị tăng thêm là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ đợc tính theo đơn vị giá trị theo giá hiện hành, so sánh và cố định. Giá trị tăng thêm là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành, thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ (thờng là 1 năm). Đó là nguồn gốc mọi khoản thu nhập, nguồn gốc của sự giàu có và phồn vinh của xã hội. Đó cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội. Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của tái sản xuất theo chiều sâu mà cả hiệu quả tái sản xuất theo chiều rộng, là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác.
Cơ cấu giá trị tăng thêm có thể đợc nghiên cứu theo các tiêu thức sau: - Vùng, thành phần kinh tế nhằm chỉ rõ vai trò của từng vùng, thành
phần kinh tế trong việc tạo ra giá trị tăng thêm.
- Yếu tố cấu thành giá trị, toàn bộ giá trị tăng thêm gồm C1, V, M.
- Loại thu nhập, toàn bộ giá trị tăng thêm chia ra thu nhập của các hộ (ngời lao động), thu nhập của các doanh nghiệp và của Nhà nớc.
Để phân tích cơ cấu giá trị tăng thêm cần xác định cơ cấu giá trị tăng thêm theo các tiêu thức khác nhau, so sánh chúng trong thời gian, không gian và mục tiêu.
a) Phân tích cơ cấu giá trị tăng thêm theo yếu tố cấu thành giá trị.
Xác định tỷ trọng chi phí khấu hao, thù lao lao động và giá trị thặng d trong giá trị tăng thêm, so sánh chúng trong thời gian, không gian và mục tiêu.
b) Phân tích cơ cấu giá trị tăng thêm theo yếu tố thu nhập
Xác định tỷ trọng thu nhập của ngời lao động (hộ), các đơn vị sản xuất (DN) và Nhà nớc theo các chỉ tiêu thu nhập lần đầu và thu nhập cuối cùng trong giá trị tăng thêm (tỷ lệ thu ngân sách trong giá trị tăng thêm...), so sánh chúng trong thời gian, không gian và mục tiêu phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện chế độ phân phối.
c) Phân tích cơ cấu giá trị tăng thêm theo ngành, thành phần kinh tế và địa phơng
Xác định tỷ trọng giá trị tăng thêm theo từng ngành, thành phần kinh tế và địa phơng, so sánh chúng trong thời gian, không gian và mục tiêu cho phép thấy đợc vai trò của từng ngành, từng thành phần, địa phơng trong việc sáng tạo ra giá trị tăng thêm.
d) Phân tích cơ cấu giá trị tăng thêm theo mục đích sử dụng
Xác định tỷ trọng giá trị tăng thêm dành cho tiêu dùng cuối cùng, chi tích luỹ... cho phép xác định và phân tích các chỉ tiêu số nhân chi ngân sách, xu hớng tiêu dùng biên và tiết kiệm biên. Icor, xây dựng các mô hình dự báo kinh tế...
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến đợc tính theo phơng pháp sản xuất và phơng pháp phân phối. Mỗi phơng pháp có u nhợc điểm riêng, thông thờng đợc tính theo phơng pháp sản xuất.
ta phải tính giá trị sản xuất và chi phí trung gian của ngành công nghiệp chế biến theo công thức:
Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến (GO) = Doanh thu bán hàng + Giá trị hàng hoá sử dụng khác
Chi phí trung gian (IC) = Chi phí vật chất + Chi phí dịch vụ Giá trị tăng thêm (VA) = GO - IC