Về đào tạo: Trong một bài tham luận PGS Tất Thắng đã nói là

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 135 - 137)

không còn ai viết Chèo ngoài tác giả Trần Đình Ngôn dẫn đến tình trạng dường như cả một hội diễn Chèo là của Trần Đình Ngôn. Và tôi rất ngạc nhiên vì những người có trách nhiệm không hề giật mình về hiện tượng này mà còn cười. Nhìn sang anh bạn đồng môn là Tuồng thì sau sự ra đi của TS. Xuân Yến thì tác giả Tuồng đích thực không còn ai.

Cho nên công việc đầu tiên là phải đào tạo. Vấn đề là đào tạo như thế nào?

Theo tôi, là phải làm lại từ đầu, như ý kiến của PGS. Tất Thắng trong bài tham luận về Đào tạo kịch hát dân tộc.

Đào tạo diễn viên và đạo diễn Chèo thì trước hết cấn chú trọng vào nghệ thuật Chèo nhưng đào tạo nhà viết Chèo thì cần phải chú trọng những kiến thức văn hóa tổng hợp. Phải tạo nên nhà văn hóa đích thực trong nhà viết Chèo, và có lẽ phải thiết kế lại chương trình giảng dạy mà nên bắt đầu học từ văn học dân gian Việt Nam đến văn hóa Hán Nôm. Nếu biết chữ Hán thì tốt, nhưng nếu chưa biết thì ít nhất cũng phải hiểu biết nền văn hóa Hán Nôm trong đó có Đường Thi, có Tứ thư ngũ kinh... rồi mới học đến nghệ thuật Chèo.

2. Cần phải có phương hướng cho các hoạt động của các đoàn Chèo với hai điểm nổi bật là:

Một là, hoạt động sáng tạo. Trong hoạt động sáng tạo phải chú trọng việc dàn dựng những vở có chất lượng văn hóa, tối thiểu là loại trừ các yếu tố phi văn hóa trong vở diễn Chèo. Còn với vở cổ thì tiếp tục cổ điển hóa nó trong sự hỗ trợ của các yếu tố văn hóa như trường hợp GS. Trần Bảng đã làm ở vở Súy Vân cách đây 40 năm và vở Nàng Thiệt Thê gần đây.

Cần tiếp tục sưu tầm, khai thác trong vốn Chèo cổ, đặc biệt trong vốn dân gian. Không phải ngẫu nhiên mà khán giả nước ngoài đặc biệt tán thưởng các tiết mục Ba giá đồng, những bài hát dân ca, bài hát chầu văn... Điều này Nhà hát Chèo Việt Nam đang làm rất tốt khi khai thác vốn ca hát dân gian

hát gõ trong Chèo của NSƯT Đỗ Tùng.

Tiếp tục các công trình nghiên cứu dưới góc độ văn hóa học.

Hai là, hoạt động tiếp nhận. Trong hoạt động tiếp nhận, vấn đề không phải chỉ quảng bá đơn thuần về nghệ thuật Chèo mà phải quảng bá cái văn hóa Chèo. Điều này Chèo nên học tập bên Múa rối, ngoài những chuyến đi lưu diễn giới thiệu nghệ thuật Rối, còn có các triển lãm như triển lãm con rối của họa sĩ Chu Lượng, đã rất thành công ở Mỹ. Đặc biệt, cần tạo nên một tầng lớp khán giả của Chèo mới và cả những "Mạnh thường quân" của Chèo - như GS. Trần Bảng đã từng nói từ những năm 80 của thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 135 - 137)