Yếu tố triết học

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 105 - 109)

1 () Kịch bản đánh máy: Thái hậu Dương Vân Nga của Trúc Đường

3.3.1 Yếu tố triết học

Nói đến văn hóa trước hết phải nói đến triết học. Tất cả các loại hình văn hóa nghệ thuật đều bị chi phối rất sâu, rất xa của những tư tưởng triết học. Nếu như những nhân vật trong Tuồng cổ bị chi phối bởi tư tưởng trung quân thì những nhân vật Chèo cổ lại bị chi phối trực tiếp bởi đạo tam tòng tứ đức của Nho giáo. Còn về phương diện nghệ thuật thì nhiều người cho rằng nhân vật Tuồng, Chèo cổ đều bị chi phối bởi thuyết âm dương ngũ hành.

Vậy các nhân vật Chèo hiện đại mà ta vừa nhận diện ở phần trên đã bị chi phối bởi thứ ánh sáng triết học nào?

Đó là thứ triết học mà đồng chí Trường Chinh ngay trong Bản đề

cương văn hóa năm 1943 đã xác định là triết học Mác - Lênin - chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Trên thực tế thì văn hóa nói chung và nghệ thuật Chèo nói riêng đã diễn ra đúng như thế.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: công tác phục hồi, phát triển nghệ thuật truyền thống phải nhằm phục vụ cho cuộc sống hôm nay. Và như Lênin đã nói: "Giữ gìn di sản truyền thống mà phải phát triển nó, tạo nên những di sản văn hóa sáng tạo mới". Năm 1957, Nhà hát Chèo Việt Nam tiến hành lựa chọn để phục hồi lần đầu tiên 3 vở Chèo cổ: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương LễSúy Vân theo các tiêu chuẩn cơ bản: Trước hết là những trò diễn nổi tiếng được nhân dân xa nay ưa chuộng; Hai là thuộc dạng thực nghiệm cho phép làm thực nghiệm trên ba lĩnh vực: Chỉnh lý, cải biên, viết lại; Ba là trò diễn phong phú, có những dạng phong cách nghệ thuật khác nhau.

Nội dung của việc chỉnh lý cải biên là tước bỏ đi từ vở cổ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, phát huy những yếu tố dân chủ, tiến bộ. Chỉnh sửa lại các bài hát, các làn điệu cổ, tổ chức lại vở diễn và cách thức biểu diễn cho hợp với yêu cầu thẩm mỹ của thời đại.

Vở diễn Quan Âm Thị Kính được chọn vào diện chỉnh lý, với sự tham gia nhiệt tình của các nghệ nhân: Trùm Thịnh, Cả Tam, Minh Lý, Nguyễn Thị Lừng, Trần Văn Linh, Lệ Hiền và một ê kíp cán bộ nghệ thuật trẻ: đạo diễn Trần Bảng, nhạc sĩ Ngọc Chung, tác giả Trần Huyền Trân, các họa sĩ Nguyễn Đình Hàm, Sĩ Ngọc, Quang Phòng...

Ai cũng biết, vở Quan Âm Thị Kính là vở diễn đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và luôn trải qua một quá trình không ngừng tái tạo.

Nhưng khi những người nghệ sĩ Chèo cách mạng cùng với các nghệ nhân trực tiếp sáng tạo thì sự mẫu mực của vở diễn càng được tỏa sáng, thứ ánh sáng của vốn quý dân tộc hòa quyện vào những tri thức văn hóa hiện đại.

Bởi lẽ những người thực hiện không chỉ làm một việc là ổn định các lớp lang trước hoặc sau cho lôgic; đối chiếu chỉnh đốn các từ các câu trại bẹ hoặc làm sáng tỏ các đoạn lời trò về mặt tình ý cho phù hợp với người xem hôm nay. Mà thực sự là một cuộc đi tìm, khám phá ra những bí ẩn của nghệ thuật bởi những trái tim nhân hậu và những tài năng trẻ đầy tâm huyết với nghề

Đa số các nhân vật Chèo đều được xây dựng trong thế phát triển. Khác với nhân vật Chèo cổ. Thị Kính không có sự chuyển biến vì được xây dựng trong chữ oan và chữ nhẫn. Nhưng triết học duy vật biện chứng không cho phép các nhân vật "đứng yên" một chỗ như thế mà phải có sự chuyển biến. Ta có thể kể trường hợp nhân vật chị Trầm (vở Chèo cùng tên), nỗi đau khổ của chị Trầm còn vượt xa cả nỗi đau khổ của Thị Kính nhưng chị không cam chịu, chị đã vùng lên. Nhân vật được miêu tả trong sự phát triển của nhận thức về cách mạng.

Sự phát triển của các nhân vật mang dáng dấp của một nền văn hóa mới. Xưa đào lẳng Thị Mầu chỉ một mực yêu Thị Kính - tư tưởng này không vừa lòng nhiều người đương thời _ mộ tác giả đã cho Thị Mầu lấy Thiên Sĩ (Vở đám cưới Thị Mầu - của Nguyễn Văn Niêm) với Quan Âm Thị Kính của Chèo Hà Tây cũng để cho nhân vật Thị Kính cuối cùng trở về với thế tục. Tư tưởng triết học này làm thay đổi cả diện mạo và thể chất của nhân vật.

Nếu bộ mặt của đa số các nhân vật nữ chính trong Chèo cổ là bộ mặt đạo đức với những nét không thay đổi, thì bộ mặt của đa số các nhân vật nữ trong Chèo hiện đại là bộ mặt xã hội với những nét thay đổi đến bất ngờ. Nếu thể chất của đa số các đào chín trong Chèo cổ là thể chất mềm, yếu, cam chịu... thì thể chất của đa số các nhân vật nữ của Chèo hiện đại là phẩm chất

mạnh mẽ, cứng cỏi... và từ cứng cỏi, mạnh mẽ đến anh dũng kiên cường. Chỉ cần lấy một nàng Châu Long hay một cô Thị Kính của Chèo cổ đem đặt bên cạnh cô Đào, cô Trinh, chị Trúc, hoặc một cô dân quân của Chèo hiện đại thì có thể thấy sự khác nhau một trời một vực. Cái nét khác nhau ấy chính là do sự chuyển biến có tính logic trong tính cách nhân vật do sự tác động cũng rất logic của hoàn cảnh xã hội. Cô Trinh, chị Trúc, cô dân quân đều là con người của thời kỳ chống Mỹ tức là thời đại chống đế quốc nhưng ở thời kỳ chống Pháp. Còn Thị Kính, Châu Long là con người của thời kỳ nào đó trong một thời đại phong kiến hàng ngàn năm? Thật khó xác định. Bởi vì họ chỉ là những con người của đạo đức tiên nghiệm bất di bất dịch. Còn cô gái làng Chèo hay cô dân quân, cô gái hoạt động cách mạng lại là những con người của xã hội có sự chuyển biến qua từng thời kỳ lịch sử nhất định.

Triết học duy vật lịch sử có thể nói là đã chi phối rất nhiều các nhân vật Chèo hiện đại.

Trong triết học này có một điểm rất quan trọng là vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Hình tượng của nhân vật trung tâm trong Chèo hiện đại, vì thế không thể được xây dựng như những nhân vật siêu anh hùng đứng ngoài quần chúng nhân dân.

Ta hiểu vì sao một hệ thống nhân vật phụ có thể nói như vậy - được xây dựng quanh các nhân vật chính trong các vở Chèo hiện đại. Thậm chí có nhiều vở, nhân vật chính không phải là một - như vẫn thấy trong Chèo cổ mà là một số nhiều như Những cô gái mặt đường, Những cô thợ dệt, Những khuôn mặt đời Trần và ở ngay cả Tình rừng nhân vật chính không chỉ là cô kỹ sư Nhạn mà còn là Tùng, là Hoa Nẻng. Thêm vào đó là những cảnh, màn dành cho số đông quần chúng mà ta thường gọi là những màn, lớp, cảnh quần chúng đã được diễn tả thêm vào Chèo hiện đại, nó làm cho bộ mặt Chèo thay đổi - từ sân khấu số phận với chất tự sự trữ tình đến sân khấu sử thi với chất hành động hoành tráng. Điều này ta có thể thấy rõ trong các vở Sợi tơ vàng,

Lấn biển, Sông Trà Khúc, Tình rừng v.v... Nhưng điều đáng nói ở đây là, chính triết học duy vật lịch sử đã gây sức ép rất mạnh đến nội dung các vở Chèo về đề tài lịch sử. Tất nhiên ta có thể dẫn chứng một vài vở Chèo lịch sử của Nguyễn Đình Nghị nhưng ở đó vai trò và nhân vật độc tôn vẫn là những nhân vật chính như Trưng Trắc (trong Trưng Trắc Trưng Nhị), Bà Triệu (trong

Cưỡi đầu voi dữ) v.v... Còn ở các vở Chèo về đề tài lịch sử ra đời sau này, ở thời đại mới lại khác, hoàn toàn khác. Bên cạnh các nhân vật anh hùng liệt nữ - là những nhân vật chính của vở Chèo, là những nhân vật xuất thân từ các tầng lớp quần chúng nhân dân, kể cả tầng lớp "thấp hèn" của xã hội như lão Bộc, nô tỳ... Một nàng cung nữ dạy vua cách đối nhân xử thế, một vai hề (hoạn) nổi lên như một hình dáng chi phối tất cả các nhân vật khác (trong Bài ca giữ nước). Một Sử Hoàn, một Lão Bộc (trong Tấm vóc đại hồng)... Đặc biệt vở Soi bóng người xưa, tác giả Trúc Đường đã đề cao vai trò của quần chúng nhân dân, chính họ đã góp phần làm thay đổi nội dung và bộ mặt của các nhân vật lịch sử. Tác giả đã lý giải nguyên nhân vì sao chỉ có dân tộc ta thuở ấy mới đánh thắng được quân xâm lược Nguyên Mông, một đội quân mà vó ngựa hung hãn đã đâm nát nửa hành tinh, mà tiếng gầm thét làm rung động cả hoàn cầu. Hình ảnh người "thư nhi" họ Đỗ tình nguyện lên đường vượt qua bao gian nguy, thử thách, để làm trọn nhiệm vụ điều tra tình hình quân giặc: ngày, giờ, hướng xuất quân, sở trường, sở đoản của từng tên tướng giặc... Hình ảnh cô Quế Hương dịu dàng, chung thủy, hết lòng vì công việc nơi vương phủ. Hình ảnh cô gái Vân Đoàn duyên dáng mà táo bạo, dám một mình "thử sức" với đội quân phong vệ chểnh mảng việc nước... Lịch sử đất nước xa nay đã được giữ vững bởi những con người Việt Nam" phú quý vinh hoa thường ngày chưa kịp hưởng, vậy mà khi non sông lâm nạn, họ lại là những người đầu tiên vì nước xả thân" (1).

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 105 - 109)