Hình tượng nhân vật từ các lĩnh vực khác như văn chương, truyện cổ tích, truyện dân gian

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 94 - 97)

1 () Kịch bản đánh máy: Thái hậu Dương Vân Nga của Trúc Đường

3.2.3.4 Hình tượng nhân vật từ các lĩnh vực khác như văn chương, truyện cổ tích, truyện dân gian

truyện cổ tích, truyện dân gian...

Một thành tựu đáng kể nữa của sân khấu Chèo hiện đại là việc xây dựng hình tượng Bác Hồ trên sân khấu Chèo. Có thể nói thành công đáng kể nhất của "Đêm trăng huyền thoại" (tác giả Trần Đỡnh Ngụn) là đó khắc họa được hỡnh tượng Bác Hồ thời kỳ ở Việt Bắc theo cấu trúc của sân khấu chèo. Các tác giả đó tạo nờn được những mảng diễn liên tiếp hiện ra xoay xung quanh một chủ đề chính là tấm lũng của Bỏc Hồ đối với mọi người và tỡnh cảm của mọi người (cụ thể là của nhân dân Việt Bắc) giành cho Bỏc.

Tuy nhiên, khán giả vẫn muốn có một sự sáng tạo nghệ thuật được

thăng hoa hơn nữa, một "tớch" chuyện chặt chẽ, sâu sắc hơn. Và băn khoăn, tại sao trong một số màn diễn, tỡnh thế và tõm trạng khiến cho nhõn vật Bỏc hoàn toàn cú thể cất lờn những điệu hát chèo (điệu Sử bằng chẳng hạn) thỡ lại khụng thấy Bỏc hỏt. Nhõn vật trung tõm của một vở chốo lại khụng cất lờn một điệu hát chèo nào trong những đoạn bộc lộ tâm trạng… liệu có nên chăng ? Dường như chính nỗi băn khoăn của khác giả khi xem vở "Đêm trăng huyền thoại", đó thụi thỳc tỏc giả Trần Đỡnh Ngụn tiếp tục sỏng tạo một vở diễn nữa về Bỏc Hố. Với vở "Những vần thơ thép", hỡnh tượng Bác Hồ vào những năm 1942, 1943 được tái hiện dựa theo tập thơ Nhật ký trong tự.

Kịch bản khụng chia thành màn, lớp mà chia thành từng đoạn diễn, được viết theo nguyên tắc tự sự và nguyên tắc ước lệ của sân khấu chèo truyền thống. Đi theo những sự kiện từ ngày Bác bị bắt ở phố Túc Vinh, trải qua 14 tháng giam cầm, tác giả không dừng lại ở việc mô tả hoàn cảnh tù đầy mà chỳ ý khai thỏc mỗi hoàn cảnh như là sự phản ánh một tâm trạng đó xuất hiện những bài thơ - như là những tiếng tơ lũng day dứt khụn nguụi của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Đạo diễn NSND Bùi Đắc Sừ đã thành công khi đã thấu hiểu được cả một thế giới nội tõm Bỏc Hồ - thế giới của một lónh tụ thiờn tài dõn tộc, một danh nhõn văn hóa thế giới, để từ đó tỡm cho ra được

ba quy luật: Quy luật tư duy, quy luật ngôn ngữ và quy luật hành động đẹp nhất quán xuyến trong việc xây dựng hỡnh tượng của Bác bằng ngôn ngữ độc đáo của nghệ thuật Chèo.

Mười ba bài thơ trong Nhật Ký trong tự đó vượt ra khỏi trang sách để được hiện diện thông qua phong cách độc đáo của nghệ thuật chèo: Âm nhạc chèo, hát, múa và diễn xuất chèo - tạo nên hỡnh tượng Bác Hồ với những rung cảm nghệ thuật đáng trân trọng.

Cái hay của sân khấu là cái hay của sự thật không bao giờ nói hết nhưng lại vẫn đủ, rất gợi mà cũng rất cụ thể. Chính vỡ thế mà khi xõy dựng hỡnh tượng Bác Hồ trên sân khấu với tính chất là một hỡnh tượng nghệ thuật toàn vẹn đũi hỏi nhiều ở tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Và xét trên phương diện lý luận thỡ hỡnh tượng nghệ thuật Bác Hồ cũng là một sáng tạo ngang bằng với các hỡnh tượng nghệ thuật khác. Hỡnh tượng ấy phải mang được đầy đủ phẩm chất nghệ thuật chứ không phải là sao chép, mô tả đơn thuần cuộc đời Bác.

Một nhân vật danh nhân văn hóa cũng được đưa lên sân khấu Chèo hiện đại khá thành công là nhân vật Hồ Xuân Hương trong vở Chèo cùng tên của tác giả Thùy Linh, Bùi Đức Hạnh chuyển Chèo. Cuộc đời đầy bi kịch của nữ sĩ Xuân Hương tài hoa được diễn tả một cách sống động qua các trò diễn độc đáo để thể hiện các bài thơ nổi tiếng của bà từ Vịnh cái quạt, Bánh trôi nước, Khóc Tổng Cóc, Khóc ông Phủ Vĩnh Tường, đến Gái ngủ ngày…Sự "Chèo hóa "một cách ngọt ngào các bài thơ của Hồ Xuân Hương đã đem đến thành công đáng kể cho vở diễn.

Bên cạnh đề tài lịch sử, hơn nửa thế kỷ qua Chèo hiện đại còn có một khối lượng đồ sộ những vở diễn đi vào đề tài cổ tích, dân gian, dã sử... vốn là "sở trường" của nghệ thuật Chèo. Tuy nhiên những vở còn đọng lại thực sự

không nhiều và thành công nhất có thể kể đến các vở: Tấm Cám, Lọ nước

Từ câu chuyện cổ tích cùng tên, nhân vật anh Ba, chị Ba được hiện lên trên sân khấu Chèo qua vở Lọ nước thần như một giấc mơ lãng mạn của ngư- ời nông dân Việt Nam cần cù, giản dị từ ngàn xa.

Lấp lánh sau câu chuyện như thực, như ảo về mối tình thủy chung của tiên nữ Quỳnh Nga và chàng thư sinh Hoàng Lương là cả một khát vọng về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc dưới trần gian, dù phải trả giá bằng mấy kiếp người. Vở diễn Duyên nợ ba sinh đã thành công khi mang đến cho khán

giả cái chủ đề hấp dẫn, giàu tính nhân văn trên bằng một phong cách Chèo thuần khiết điều mà lâu nay, người xem Chèo vẫn khao khát chờ đón. Sàn diễn của vở được thiết kế theo lối sân khấu ba mặt kiểu Chèo sân đình, ngồi hai bên cánh gà, dàn nhạc và dàn đế cùng tham gia vào vở diễn: Khi làm nhiệm vụ dẫn chuyện, lúc lại dùng những tiếng đế phù trợ cho diễn xuất của các nhân vật. Không gian trời và đất được phân biệt qua một vòng tròn lớn chính giữa sân khấu. Khi ánh sáng rọi vào, sàn diễn được nâng cao lên thành một buồng trò.

Các tác giả đã vận dụng sáng tạo những thủ pháp trình bày sự kiện và giới thiệu nhân vật kiểu Chèo cổ mà cốt lõi vấn đề là yếu tố trò diễn mang đặc điểm khoa trơng cách điệu về tính cách nhân vật. Vợ chồng Hoàng Lương - Quỳnh Nga đang sống bên nhau hạnh phúc, người vợ dịu hiền đang chuẩn bị cho chồng đi thi để chiếm bảng vàng khôi nguyên thì bỗng trời đất tối sầm, sấm sét rền vang chớp lóe - Thiên Vương xuất hiện bắt Quỳnh Nga về trời vì đã hết hạn lưu đày. Xung đột bắt đầu - cũng chính là lúc các lớp trò nối tiếp diễn ra: Hoàng Lương đốt cháy thân mình để làm khói bay lên trời tìm vợ. Mối tình thiết tha của Quỳnh Nga và Hoàng Lương đã khiến cho "Cả Tiên cung náo nức muốn đi đày" qua trò diễn vui nhộn của hai lính nhà trời là Giáp và Ất. Rồi trò Quỳnh Nga giảng mấy câu đối nói về chuyện những người ở dưới trần gian, trò diễn của vợ chồng Bộc, trò công tử Lãng du, trò Đạo sĩ trừ

ma... tất cả đều được đạo diễn sắp xếp một cách thông minh, tài tình nhằm khắc họa nhân vật và làm nổi bật lên chủ đề của vở diễn.

Ở nhiều đoạn, các tác giả cũng đã tạo cho nhân vật những điểm "dừng" để bộc lộ phẩm cách qua những cao trào tình cảm. Ví như đoạn Quỳnh Nga trở về hạ giới gặp lại Hoàng Lương lúc này đã là ông già 80 tuổi, nàng vẫn tha thiết "Tình em son sắt đá vàng. Trăm năm chàng vẫn là chàng tuổi xanh"... Hoặc đoạn Hoàng Lương một mình nói lên nỗi lòng nhớ thương vời vợi của mình đối với vợ... Chính nhờ thế mà khán giả dường như dễ dàng chấp nhận cái hiện thực giả định của mấy kiếp người chỉ để chứng minh cho một tình yêu lý tưởng, thánh thiện.

Bên cạnh việc miêu tả mối tình éo le, đầy trắc trở của nhân vật chính, chất hài được đưa vào vở diễn vừa phải, phù hợp với tình huống các nhân vật (Giáp, Ất, Công tử lãng du, Đại pháp...). Đặc biệt nhân vật Bộc và vợ Bộc là một sáng tạo đáng kể của việc kế thừa và phát triển vai hề trong Chèo truyền thống. Cái hài của vợ chồng Bộc không phải chỉ là những trò đùa vui mà còn nhằm khắc họa nổi bật tính cách nhân vật chính nhằm khắc họa nổi bật tính cách nhân vật chính bằng một hoàn cảnh riêng, một số phận riêng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 94 - 97)