Nhận diện nhân vật trong Chèo hiện đạ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 75 - 78)

5. Nhân vật nữ pha (đào pha) Súy Vân, Thiệt Thê khát vọng nhân bản về cuộc sống hạnh phúc lứa đô

3.2.3. Nhận diện nhân vật trong Chèo hiện đạ

Chúng tôi dùng khái niệm Chèo hiện đại ở đây không phải với ý nghĩa là một đề tài, mà với ý nghĩa là Chèo được sáng tạo dưới sự sáng tạo của một nền văn hóa mới trong đó tính hiện đại là "linh hồn" - nói như A.Salưnski, nhà viết kịch lớn của Liên Xô, tác giả vở Cô bé đánh trống trận.

Tính hiện đại bao gồm rất nhiều mặt, nó là sự khát khao chân lý, sự phản đối chống trả tính giả tạo, khát vọng nhìn thấy cuộc sống với tất cả sự phong phú và vẻ đẹp thật của nó, khát vọng hiểu biết, nắm bắt được cái mạch đập của thời đại, phản ảnh chân thật những nhân vật tiên tiến của thời đại.

Cho nên hệ thống nhân Chèo hiện đại mà chúng tôi khảo sát trong công trình này, ngoài những nhân vật của thời đại hôm nay (những nhân vật của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và xã hội chủ nghĩa) thì còn bao gồm cả các nhân vật của lịch sử, đặc biệt là các anh hùng liệt nữ trong các cuộc chống ngoại xâm của dân tộc, cả những nhân vật từ các truyện cổ tích, thần thoại dân gian hoặc từ các truyện môn khuyết danh và thậm chí kể cả một số nhân vật từ các vở Chèo cổ nổi tiếng nhưng được viết lại dưới ánh sáng của nền văn hóa mới.

Trước hết là những nhân vật của thời đại hôm nay, như đã nói ở trên, nghệ thuật Chèo nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung ở thời đại chúng ta là một nền nghệ thuật tự giác theo một đường lối và có những nhiệm vụ chủ yếu, mà một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng con người mới. Nhưng xây dựng hình tượng con người mới đối với kịch nói thì không phải là vấn đề phải bàn nhiều trên khía cạnh thực hiện nhiệm vụ này, còn đối với kịch hát dân tộc thì vấn đề này là khó và mới, vì thế mới có Hội nghị tranh luận sân khấu Việt Bắc, 1950.

Tại Hội nghị này, nhà thơ Tố Hữu đã nhấn mạnh quan điểm quần chúng, quan điểm nhân dân kháng chiến. Và, từ hai quan điểm đó mà xét thì thấy rằng "Chèo có nhiều gốc rễ trong nhân dân, ở Chèo nhiều giá trị, nhiều

tinh hoa mà chúng ta có thể tiếp thu được, vận dụng được cho thời đại ngày nay" phản đối ý kiến của Đoàn Phú Tứ cho rằng "cuộc sống của chúng ta đã biến chuyển rất nhiều, con người của chúng ta cũng đã biến đổi nhiều, phương thức biểu hiện của Chèo với tất cả nhịp điệu dáng dấp của nó không diễn tả nổi chúng ta nữa", Tố Hữu cho rằng Chèo cũng như Tuồng "chưa phải đã là hết thời đâu" và "ta nên giữ Tuồng, Chèo bằng cách phát triển nó", ông nhấn mạnh: "Tuồng Chèo có những ưu điểm (...) sao ta không tìm mọi cách để phát triển những ưu điểm đó lên để có một lợi khí sắc bén trong việc giáo dục quần chúng", nhà văn Nguyễn Đình Thi đưa ra kết luận "Trong Chèo có sức sống yêu đời và vui vẻ. Nội dung của Chèo là sự sống nhiều phía" nhà thơ Thế Lữ: "Nếu biết lợi dụng hình thức Chèo, ta có thể dẫn dắt giáo dục được quần chúng".

Trong 6 điểm ghi thành Nghị quyết thì điểm thứ 4 đã cho phép dùng "Hình thức Chèo cổ có thể dùng để diễn những tích mới nói lên phương châm sinh hoạt của nhân dân trong kháng chiến (ví dụ: Tăng gia sản xuất, Bình dân học vụ, Đời sống mới) nhưng phải lựa chọn những đề tài mà nhân vật có thể diễn tả bằng hình thức ấy...".

Như vậy, ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đã có những cái nhìn sáng suốt về việc xây dựng phát triển nghệ thuật Chèo trong việc diễn tả những phong tục tập quán đời sống mới.

Đấy là trên bàn Hội nghị, còn ở thực tế cuộc sống người ta đã thấy hiện lên nhiều vở Đồng lòng giết giặc, Thu - Đông đại thắng, Nhà sư giết giặc... Và chỉ ba năm sau, sau Hội nghị tranh luận sân khấu Việt Bắc thì vở Chèo Chị Trầm đã ra đời.

Như vậy, vấn đề có xây dựng hay không xây dựng hình tượng về con người mới trong Chèo trên cả lý luận cũng như trên thực tiễn đã được khẳng định. Nhưng vấn đề xây dựng hình tượng con người mới như thế nào thì sẽ là

vấn đề đeo đuổi Chèo đến tận hôm nay. Và để lý giải vấn đề thì phải xét trên nhiều yếu tố khác, những yếu tố văn hóa như triết học, mỹ học, đạo đức học... ấy là chưa kể đến những phong tục tập quán của đời sống mới mà Chèo diễn tả. Điều mà chúng tôi sẽ trình bày ở các mục sau.

Để nhận diện hình tượng nhân vật con người mới, cuộc sống mới trong Chèo thì có cách tốt nhất là chúng ta phải đưa các hình tượng ấy vào một hệ thống. Hệ thống này như thế nào thì tùy thuộc vào mục tiêu, cách

nhìn, cách sắp xếp của nhà nghiên cứu. Ở đây, từ góc nhìn văn hóa - chúng tôi xếp các hình tượng nhân vật Chèo đề tài hiện đại theo hệ thống sau.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 75 - 78)