Nhân vật Chèo hiện đạ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 75)

5. Nhân vật nữ pha (đào pha) Súy Vân, Thiệt Thê khát vọng nhân bản về cuộc sống hạnh phúc lứa đô

3.2.2. Nhân vật Chèo hiện đạ

Ngay từ 1943 khi Cách mạng Tháng Tám chưa nổ ra, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một nền văn hóa mới và đó là nguyên nhân dẫn đến việc ra đời của bản Đề cương văn hóa.

Và từ đó đến nay, hơn nửa thế kỷ, toàn bộ nền văn học nghệ thuật Việt Nam, trong đó có Chèo, đã hiện diện và phát triển dưới ánh sáng của một đường lối văn học nghệ thuật mới, cũng có nghĩa là dưới ánh sáng của một nền văn hóa mới mà những tư tưởng chủ yếu đã được nêu ra trong đề cương văn hóa như ta đã biết.

Nếu cần nói về một quy luật lớn nhất và xuyên suốt toàn bộ nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay thì đó là một nền văn học nghệ thuật tự giác, phát triển theo một đường lối nhất quán, thậm chí thể hiện ở những chính sách cụ thể qua các thời kỳ cụ thể. Thí dụ, việc xây dựng hình tượng nghệ thuật trong văn học nghệ thuật thì ai cũng biết là việc chú trọng hình tượng về con người mới - được thể hiện như những nhân vật trung tâm. Và chỉ nguyên một điều đó thôi đã đẩy các loại hình văn học nghệ thuật có đặc trưng xây dựng hình tượng nhân vật như tiểu thuyết, kịch (kịch nói, kịch hát...), đến một bến bờ mới. Bến bờ của những con người đương thời, hay như chúng ta thường gọi, bến bờ của con người mới, bến bờ của cuộc sống mới với nhiều lĩnh vực của nó như chính trị, kinh tế mà bao trùm lên là đời sống văn hóa. Cho nên, khi tìm hiểu nhân vật trong Chèo hiện đại thì không thể tìm hiểu nó ngoài đời sống văn hóa, nhưng là văn hóa mới.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 75)