TRANG PHỤC, HÓA TRANG

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 124 - 135)

1 () Kịch bản đánh máy: Thái hậu Dương Vân Nga của Trúc Đường

4.3.TRANG PHỤC, HÓA TRANG

Văn hóa trang phục các nhân vật trên sân khấu Chèo, ta có thể thấy: về cơ bản, trang phục Chèo vẫn giống những bộ quần áo thường mặc hàng ngày của những người dân quê, những bộ quần áo mới mặc trong các dịp hội hè, lễ tết, tuy nhiên có tinh giản và làm đẹp hơn, những trang phục này được may bằng nhiều chất liệu khác nhau (lụa, nhiễu) để khi lên sân khấu,có ánh đèn chiếu vào thì màu sắc dường như được mỹ lệ hóa hơn, thông qua ngôn ngữ màu sắc đặc trưng của hội họa. Lối xử lý màu sắc trên trang phục của nhân vật theo kiểu tượng trưng cả ý đã được các tác giả dân gian Chèo đặc biệt chú ý. và điều đó đã đem đến cho người xem những cảm xúc thẩm mỹ.

Theo chủng loại và chức năng trang phục gồm có đồ mặc ở phía trên, đồ mặc ở phía dưới, đồ đội đầu, đồ đi chân và đô trang sức. Đồ mặc phía trên của các nhân vật nữ là yếm (vốn là đồ mặc của phụ nữ Việt dùng để che ngực, cho nên nó trở thành biểu tượng của nữ tính). Yếm có nhiều màu phong phú: yếm nâu, yếm trắng, yếm hồng, yếm đào, yếm thắm... Yếm của nhân vật mẹ thường là yếm nâu, các nhân vật nữ chín yếm trắng hoặc yếm hồng... Riêng các nhân vật nữ lệch thì mặc yếm thắm (ví dụ: cái yếm thắm gợi tình khao khát yêu đơng của Thị Mầu). Đồ mặc của các nhân vật nữ còn phải kể đến

tấm áo dài. Áo tứ thân và áo năm thân. Ngoài ra còn hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo lồng vào nhau.

Nhìn chung, phục trang nhân vật trên sân khấu Chèo cổ có nhiều nét gần gũi với phục trang đời thường, ít cách điệu, tuy nhiên nó đã được ước lệ, mỹ lệ hóa để phù hợp với vai diễn và sân khấu nên đã khiến cho các nhân vật đẹp đẽ một cách kín đáo, tế nhị. Ở đây cần nhấn mạnh một điều là, mặc dù phục trang Chèo gần với phục trang đời thường, nhưng nó, phục trang ấy đã được nghệ thuật hóa, đúng hơn là văn hóa hóa. Cùng với phục trang, hóa trang cũng có vai trò rất quan trọng trong việc định dạng nên tính cách một số loại vai tiêu biểu: đào, kép, hề, lão, mụ.

Điểm qua các nhân vật trong những vở Chèo, ta thấy phần lớn các nhân vật có hóa trang rất gần với thực tế ngoài đời, để tạo cảm giác gần gụi giữa các nhân vật trên chiếu Chèo với người xem xung quanh. Nếu nh nhân vật của Tuồng thường được hóa trang theo các nan vẽ trên mặt mang hình của một con vật nào đó (nan vẽ con hổ, nan vẽ con chim, nan vẽ con ếch...) và dựa trên cấu tạo các cơ, xương mặt để xử lý các nan vẽ nhằm diễn tả tuổi tác, tính cách của nhân vật theo một mô hình ước lệ cao... thì nhân vật Chèo chỉ cần hóa trang theo cách thông thường như: đánh phấn, tô môi, kẻ lông mày, lông mi, đánh má hồng, vẽ râu, tạo nếp nhăn, vẫn tóc, đeo râu... theo đặc trưng của từng loại nhân vật.

Như vậy, phục trang và hóa trang nhân vật trong Chèo ít ước lệ, cách điệu, tượng trưng, mà giữ ở dạng tôn vinh những nét đẹp dân gian, dân dã gần với thực tế cuộc sống ngoài đời. Các nhân vật trong Chèo ăn mặc giống như những người dân ở làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ trong những ngày lễ hội, tết nhất dưới thời phong kiến. Đó là những bộ quần áo sang trọng nhưng dân dã, chính điều này đã làm cho nghệ thuật Chèo được người dân yêu quý, bởi họ thấy hình ảnh chính mình được tái hiện trên sân khấu với những nét chấm phá hồn nhiên, giản dị và gần gũi… Phục trang của các nhân vật trong Chèo với những sắc hồng, sắc vàng, sắc nâu sồng ấm áp, cùng với đỏ hoa đào, xanh hoa lý, rực rỡ màu cánh sen v.v… đó chính là những gam màu đồng quê được phản ánh trên tranh dân gian Việt Nam. Điều này càng thấy trang phục của Chèo rất gần gũi với phong cách dân gian, dân tộc, nó không thể lẫn với bất cứ trang phục của một dân tộc nào khác trên thế giới. Đó chính là nét đặc trưng, truyền thống tốt đẹp của nghệ thuật Chèo trong tạo hình cho nhân vật, nó cần được gìn giữ và kế thừa, ứng dụng trong quá trình làm Chèo mới.

Tuy nhiên trên sân khấu Chèo hiện đại, nhiều nhân vật, nhất là nhưng nhân vật lịch sử được trang phục hết sức tùy tiện. GS Trần Bảng trong tham luận Hãy từ hiện thực sống động của lịch sử đã viết: "...Chúng ta đã chẳng

thấy ở cuối thời nhà Đinh một Dương Vân Nga xiêm áo lộng lẫy như hoàng hậu đại triều phương Bắc; có diễn viên còn đội trên đầu một mũ niệm đầy vàng ngọc sắm từ Hông Kong. Không phải chỉ tùy tiện về hình thức bên ngoài cuộc sống, chúng ta còn thiếu tôn trọng cả đến những đặc điểm tinh thần của từng thời đại" (1).

Công lao đóng góp đầu tiên cho việc xây dựng hình tượng nhân vật Chèo hiện đại phải kể đến họa sĩ, NSND Nguyễn Đình Hàm, với màu sắc của hóa trang và trang phục đã đậm đặc hơi thở dân gian, ấm áp, nồng nàn, thắm thiết tình người dân dã đầy ắp nhưng tình, những ý. Điều đó thể hiện rõ vốn văn hóa, cái tâm, cái tài của người sáng tạo. Ấýy là chưa kể đến việc việc thiết kế mỹ thuật làm tôn thêm hình tượng nhân vật. Người xem còn nhớ mãi sáng tạo của ông trong Lọ nước thần: Mây ngũ sắc được vẽ trên toàn bộ phông hậu để nhấn mạnh tính thần thoại và yếu tố dân gian làm nền cho những cảnh hội hè... Và một sáng tạo bất ngờ là sự xuất hiện của cái bục diễn. Bục giống hai tấm lá sen ghép lại so le, rất mềm, mỏng với đờng nét tạo hình duyên dáng. Đấy chính là chỗ chị Ba tắm. Cái bục là hình vũng nước loang ra để rồi từ đấy nảy sinh ra câu chuyện kịch. Ông còn tạo ra những bộ trang phục cho các nhân vật từ vua cho đến quan, đến những người nông dân với các bộ quần áo, mũ mãng, hia, hài... đều cực kỳ giản dị mà rực rỡ. Tất cả đều được ông cân nhắc cẩn trọng cả về kiểu dáng, quy cách, chất liệu và đặc biệt là sự hòa sắc trong từng màn, từng lớp. Hài hước mà trữ tình, giản dị mà duyên dáng, mộc mạc mà tinh vi.

Như vậy, hóa trang phục trang Chèo, như đã nói ở trên, không đơn thuần chỉ là sự ăn mặc của các nhân vật, mà đã trở thành một yếu tố văn hóa

trong bộ mặt và cơ thể văn hóa Chèo. Ngoài tác dụng diễn tả phục trang hóa trang nh là một yếu tố mỹ thuật, nó còn cho người xem cảm giác về những

con người của xã hội đương thời. Từ đó có thể góp phần tạo cho Chèo một lối bỏ ngỏ để xã hội hóa về mặt nội dung.

KẾT LUẬN

Như đã nói ở phần mở đầu, quá trình nghiên cứu về Chèo hiện đại đã diễn ra từ những năm 50 của thế kỷ XX với Hội nghị tranh luận sân khấu Việt Bắc cho đến hiện nay đúng là trên dưới nửa thế kỷ.

Một vài công trình do cha ông để lại như cuốn Hý phường phả lục thì ngoài GS. Hà Văn Cầu thì chưa ai biết thế nào mà chỉ nghe nhau mà truyền lại. Mặc dù vậy thì trên nửa thế kỷ qua việc nghiên cứu Chèo đã triển khai ra nhiều lĩnh vực từ nội dung đến nghệ thuật với nhiều công trình của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều thế hệ. Nếu so với Tuồng thì việc nghiên cứu Chèo tỏ ra phong phú, đa dạng và có chất lượng hơn (đây có thể chỉ là sự nhận định của cá nhân và có thể còn mang tính hồ đồ). Tuy nhiên, việc nghiên cứu Chèo chủ yếu vẫn dừng lại xung quanh những vấn đề của nghệ thuật Chèo (tìm hiểu, khảo sát Chèo với tư cách là một nghệ thuật...) cũng có một vài nhà nghiên cứu mở rộng phạm vi tìm hiểu của mình theo xu thế của thập kỷ văn hóa, chẳng hạn nghiên cứu Chèo dưới góc nhìn triết học, đạo đức học nhưng mới chỉ là tiểu luận lẻ tẻ mà chưa có một chuyên luận tìm hiểu Chèo dưới góc nhìn văn hóa. Lý do của hiện tượng này có thể là giới nghiên cứu đã mặc nhiên coi Chèo là một loại hình văn hóa (nghệ thuật), một lý do khác rất ngẫu nhiên là các nhà nghiên cứu chưa hoặc là không quan tâm đến vấn đề này, và điều đó đã tạo nên một khoảng trống khiến cho chúng tôi là người nghiên cứu đi sau bước đầu mạnh dạn đi vào tìm hiểu. Bởi vì khi nói đến những vấn đề mà người đi trước đã nói thì rất khó mà tìm kiếm phát hiện ra những điểm mới. Và trong quá trình nghiên cứu về Chèo đặc biệt là những vở Chèo hiện đại, chúng tôi thấy là có một số vở diễn cần phải xem xét và bàn bạc trên khía cạnh văn hóa, đúng hơn là trên những yếu tố văn hóa phi nghệ thuật như triết học, đạo đức học, mỹ học... chính vì thế mà công trình này đã mạnh dạn ra đời.

01. Nhưng trong khả năng có hạn của mình, chúng tôi mới chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu nhân vật Chèo - yếu tố trung tâm của Chèo. Mà như ta đã biết từ nhân vật xoay xung quanh nó sẽ là một hệ thống những yếu tố nghệ thuật rất quan trọng.

02. Nhưng trước khi lý giải nhân vật Chèo dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi đã xác định khái niệm về văn hóa và đi tìm những bản sắc của một vùng văn hóa là cái nôi của Chèo, cụ thể hơn nữa là văn hóa làng xã của một vùng lúa nước đồng bằng Bắc Bộ.

Và từ trong cái văn hóa làng xã ấy thì nghệ thuật Chèo đã ra đời từ những diễn xướng dân gian đến những vở diễn Chèo như ngày nay. Khi khảo sát hệ thống nhân vật của Chèo từ cổ đến hiện đại thì chúng tôi thấy nổi lên hệ thống nhân vật nữ được diễn tả trong mối quan hệ của gia đình, đặc biệt là từ bước "xuất giá". Bao trùm lên tất cả những nhân vật nữ chín này là sự tuân thủ một trong những đạo đức nổi tiếng của Nho giáo là Đạo đức "tam tòng" bên cạnh đó là những đạo đức khác là chữ Nhẫn, chữ nghĩa... Như vậy là mặc nhiên chúng tôi phải đề cập đến vấn đề đạo đức học và triết học của các nhân vật nữ chín trong Chèo cổ cũng có nghĩa là cội nguồn văn hóa. Và từ cội nguồn ấy, chúng tôi đã lý giải thêm các nhân vật khác, chẳng hạn như Từ Thức là chữ Vô vi của Lão giáo, Thị Kính là chữ Nhẫn, chữ Oan của đạo Phật... Bên cạnh đó tam giáo đồng nguyên vào Việt Nam thì thông qua nhận thức và triết lý của dân gian và đôi khi nhận thức này mang tính phản kháng, điều này chúng tôi rất rõ ở nhân vật Cả Sứt (trong Kim Nham) khi anh ta bác bỏ cái đạo đức "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" của cô em gái Súy Vân.

Việc tìm hiểu những yếu tố văn hóa của nghệ thuật Chèo đã giúp chúng tôi lý giải quỹ đạo một số trường hợp không nằm trong tính giáo huấn của Chèo mà đã ngấp nghé bước vào ngưỡng cửa của sân khấu phản ánh những yếu tố xã hội. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này chính là do Chèo đã đưa vào tác phẩm của mình những phong tục tập quán, hủ tục... và

như thế việc ra đời của những mảnh trò Việc làng, Tuần Ty Đào Huế... mới có thể giải thích được. Và cũng như thế mới có thể giải thích được tính chất triết lý rất hiếm thấy trong Chèo cổ Chu Mãi Thần "phúc thủy trùng nan thâu" một triết lý rất phổ biến trong Đường thi. Đó chính là những ý chính đã được trình bày ở chương I. Còn phần thứ hai là những dẫn chứng, diễn giải những điểm nổi bật trong Chèo cổ.

03. Từ những luận điểm trên chúng tôi tiếp tục tìm hiểu hệ thống nhân vật Chèo hiện đại. Và ở đây chúng tôi dùng thuật ngữ hiện đại không với tư cách là một đề tài khi nhớ tới câu nói nổi tiếng của A. Sanlưnsky "tính hiện đại là linh hồn của kịch".

Trước hết chúng tôi cho rằng, Chèo hiện đại là một sản phẩm của nền văn hóa mới. Nền văn hóa mà những luận điểm chính của nó đã được xác định từ đề cương văn hóa 1943. Gọi là nền văn hóa mới thì không có nghĩa là nó không tiếp thu những yếu tố của nền văn hóa "cũ" nhưng bên cạnh đó nền văn hóa mới bao gồm những lĩnh vực mới có thể nói là rất mới. Chẳng hạn không thể không nói đến triết học duy vật biện chứng, không thể không nói đến mỹ học Mác - Lênin với những phạm trù của nó, cũng không thể không nói đến đạo đức quan mới mà ta thường gọi là đạo đức quan xã hội chủ nghĩa, cũng không thể không nói đến những phong tục tập quán mới... Tóm lại không thể không nói đến đời sống mới đã thực sự chi phối nghệ thuật Chèo dưới thời đại mới trên tất cả các đề tài từ cổ tích đến hiện đại, từ lịch sử đến dân gian... bởi vì Chèo hiện đại của nền văn hóa mới.

Từ những luận điểm trên chúng tôi đã nhận diện một số hình tượng nhân vật của Chèo hiện đại trong hệ thống sau:

1. Hình tượng nhân vật trực tiếp tham gia vào cuộc cách mạng vì độc lập dân tộc (gồm 3 thời kỳ: trước Cách mạng tháng Tám; thời kỳ kháng chiến chống Pháp; thời kỳ kháng chiến chống Mỹ).

2. Hình tượng nhân vật con người mới trực tiếp tham gia vào công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. Hình tượng nhân vật từ lịch sử dân tộc.

4. Hình tượng nhân vật Chèo cổ được chỉnh lý, cải biên dưới ánh sáng văn hóa mới.

5. Hình tượng nhân vật từ các lĩnh vực khác như: Văn chương, truyện cổ tích, truyện dân gian.

6. Một số nhân vật Chèo trong sự tiếp nhận tinh hoa văn hóa thế giới. Sau khi đã nhận diện các nhân vật Chèo trong hệ thống trên thì chúng tôi đi khảo sát diện mạo các nhân vật đó dưới góc nhìn văn hóa. Cụ thể là từ các yếu tố triết học, mỹ học, đạo đức học...

Sau cùng chúng tôi đưa ra kết luận: Những hình tượng nhân vật mà Chèo hiện đại đã xây dựng nên ở vào một bến bờ mới, bến bờ của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa - Những hình tượng ấy vừa mang đậm dấu vết của những yếu tố văn hóa mới, vừa là sự đóng góp vào thể chất và bộ mặt mới của nền văn hóa ấy. Có thể xem những hình tượng nhân vật ấy vừa là sản phẩm của nền văn hóa mới, vừa là nhân chứng của một yếu tố cực kỳ quan trọng của nền văn hóa ấy mà bao trùm lên tất cả là tấm lòng yêu nước nhiệt thành, chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất, cách mạng văn hóa và tư tưởng theo ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Và, trong khi nói đến những phương tiện thể hiện hình tượng nhân vật Chèo từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi có nêu lên một cách sơ lược vài nguyên nhân làm giảm chất lượng nghệ thuật Chèo hiện nay, thực chất đó là những nguyên nhân không chú trọng đến yếu tố văn hóa trong Chèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như thế, văn hóa không phải là một cái gì "nhất thành bất biến" mà nó là một dòng chảy băng qua thời gian, hấp thụ vào mình những sắc thái mới, những dấu ấn đặc sắc của từng thời đại mà nó kinh qua. Vẻ đẹp của Chèo

đương đại ( hình tượng nhân vật là tiêu biểu) in đậm dấu ấn văn hóa của thời kỳ lịch sử mà nó tồn tại, hợp thị hiếu, thẩm mỹ của công chúng đương thời.

Hiện tượng công chúng chỉ muốn xem "Chèo cổ" có nguyên do từ sự thiếu hụt các vở Chèo mới mà hay, mà sâu sắc biểu hiện những tâm tư, tình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 124 - 135)