Yếu tố mang dấu vết của những sinh hoạt văn hóa mớ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 113 - 115)

1 () Kịch bản đánh máy: Thái hậu Dương Vân Nga của Trúc Đường

3.3.4. Yếu tố mang dấu vết của những sinh hoạt văn hóa mớ

Một đặc điểm nổi bật mang dấu vết văn hóa của các nhân vật Chèo hiện đại là sự diễn tả những hình tượng ấy trong đời sống văn hóa, trong sinh

hoạt văn hóa. Đây chính là một dấu son tạo nên nét đẹp mang tính thời đại của một số hình tượng nhân vật mà Chèo hiện đại sáng tạo được. Hình tượng Bác Hồ trong vở Đêm trăng huyền thoại và tiếp theo là vở Những vần thơ thép

chỉ như là hình tượng được khắc họa trong tinh thần và thể chất văn hóa, cụ thể là trong văn chương,thơ phú,nó chính là nơi gửi gấm sâu xa tâm hồn, nhân cách và thiên tài của con người đã được hình thành từ những tinh hoa của văn hóa dân tộc và nhân loại. Các nhân vật trong Chèo hiện đại từ những nhà văn hóa lớn đến những người dân bình thường đều ít nhiều được diễn tả trong những sinh hoạt văn hóa, trong đời sống văn hóa ở xã hội mới, được cụ thể hóa bằng những phong tục tập quán như các sinh hoạt đoàn thể, họp chi bộ, xóm phố, thanh niên, quân đội... Đặc biệt là đa số các hình tượng ấy đều nổi lên qua các sinh hoạt văn nghệ như hát múa, kể cả múa hát Chèo (Cô gái làng Chèo) Xu thế này khiến cả các hình tượng nhân vật lịch sử cũng vào cuộc: Quang Trung được Ngọc Hân công chúa đưa đến thăm làng hoa ngoại thành và nghe hát Chèo. Nhân vật vua Lý ngồi nghe những khúc dân ca dân vũ do Ỷ Lan mới sưu tầm từ miền Thao Giang; một Quang Trung xem Ngọc Hân hát Chèo và đích thân cầm trống chầu... Một nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm với những câu thơ trở thành lời sấm truyền từ cái quán ở giữa bến nước ấy, một Hồ Xuân Hương thi sĩ được hiện ra qua nhưng bài thơ bất tửý... tất cả những điều đó đã góp phần tạo nên cho các nhân vật một chất thơ, chất lãng mạn đầy sức cuốn hút mà ta không thể tìm thấy trong Chèo cổ.

Chương 4

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w