Một số nhân vật Chèo trong sự tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giớ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 101 - 105)

1 () Kịch bản đánh máy: Thái hậu Dương Vân Nga của Trúc Đường

3.2.3.6 Một số nhân vật Chèo trong sự tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giớ

Trong quá trình xây dựng một nền nghệ thuật Chèo hiện đại, nghệ thuật Chèo đã luôn đổi mới mình bằng cách tiếp thu những tinh hoa của sân khấu thế giới. Với phương châm kế thừa những tinh hoa của thế giới trên cơ sở giữ gìn vốn truyền thống độc đáo để phát triển Chèo hiện đại, vở Vòng

phấn Cáp cadơ là một vở diễn mang tính chất thực nghiệm về hai phong cách tự sự: tự sự Chèo và tự sự biện chứng của sân khấu Bectol Brech.

Qua một chủ đề hấp dẫn, giàu tính nhân văn và có giá trị vượt thời gian: "Mọi vật phải thuộc về người làm cho ngày một tốt hơn". Sàn diễn của vở được thiết kế theo lối sân khấu ba mặt kiểu Chèo sân đình. Không gian sân khấu chỉ là cái chiếu mở rộng với đôi ba cái hòm đồ cùng với lối xử lý ánh sáng trắng từ đầu đến cuối. Trong vở Vòng phấn Cáp cadơ chúng

ta bắt gặp nhiều những thủ pháp trình bày sự kiện và giới thiệu tính cách nhân vật, kiểu Chèo cổ mà cốt lõi vấn đề vẫn là yếu tố trò diễn mang đặc điểm khoa trương cách điệu về tính cách nhân vật. Sự kết hợp giữa hai phong cách tự sự đã góp phần tạo nên cho vở diễn một phong cách riêng biệt, độc đáo được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt, để lại dấu ấn đáng kể cho sân khấu Chèo hiện đại đang trên đờng tìm tòi đổi mới. Từ trang trí giản lược mà tinh tế đến âm nhạc bên cạnh việc sử dụng y nguyên nói sử, ngâm thơ, trống quân, nhạc sĩ đã có sáng tạo nhiều đoạn nhạc mới phảng phất âm hưởng Trung Á. Đặc biệt là các nghệ sĩ diễn viên đã cố gắng đến tối đa giữ cho được phong cách biểu diễn truyền thống. Khán giả thú vị khi thưởng thức lớp Grusa trên đường chạy giặc phải qua cầu, chỉ bằng động tác tạo hình cách điệu chút ít mà nhân vật thể hiện rõ nét cách v ượt cầu gian nan, khá đẹp mắt; hay lớp Grusa địu cháu nhỏ nhanh nhẹn trốn khỏi thành phố gợi nên hình ảnh đẹp về một cô gái trinh bạch và một đứa trẻ mới đẻ đã dựa vào nhau đi qua cả một cơn loạn lỵ. Hai lính làm đảo chính, trên đường đuổi bắt đứa trẻ vô tội - tựa như một cặp hề gậy...

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thành công trong xây dựng hình tượng nhân vật ở vở diễn này chính là sự gần gũi của hai cách suy nghĩ đầy trí tuệ giữa hai dân tộc Việt Nam và Đức. Bectol Brech gặp Chèo ở cách đánh giá những con người xã hội với một thái độ

dứt khoát mang thế giới quan giai cấp nhất định. Đối với ông cũng như đối với những người làm Chèo Việt Nam thì giai cấp thống trị thật đáng ghét và đáng tức cười.Một mụ Tổng trấn kiêu xa và kênh kiệu, chết đến nơi rồi vẫn còn lo chuyện xống áo mà không đoái hoài đến đứa con bé bỏng của mình. Mụ còn băn khoăn chuyện "đi ngựa là quá lố lăng" vì mụ vốn "không hề nghĩ đến chuyện đi ngựa bao giờ". Mụ đứng gần bà con nghèo khổ thì chê hôi, trông thấy quan tòa lôi thôi thì không muốn nhìn mặt. Bọn quí tộc thì vốn hay lật lọng,nhân vật Kadibeki vừa mới vui đùa với bé Misa rồi trở mặt cho người đi truy nã chú ngay. Cả một bọn tay sai thì bất tài, chúng chỉ sống được bằng cách luồn cúi và nịnh hót, luôn tìm cách lựa ý để làm đẹp mặt chủ. Hai tên thầy thuốc, hai tên thầy kiện thì lăng xăng đáng ghét"ăn mặc một màu như nhau, suy nghĩ và nói năng cùng một kiểu".Tướng tá chỉ huy thì tồi tệ tham lam, cỡi trên lưng người khác mà vẫn chê người ta là không được việc, gặp phụ nữ thì mắt la mày lén, căn vặn cả đến chuyện "thung lũng có kín đáo lắm không". Thầy tu phá giới thì bợm rượu, nhiều chuyện bê bối ở đằng sau quán nhậu,công việc chính của mình là làm phép thánh thì làm qua loa sơ sài, còn công việc "trần tục" thì lại quá tinh thông…Các nhân vật này không khác gì các nhân vật quan huyện, thầy đồ, thầy bói, lý trưởng… trong Chèo cổ. Tầng lớp trung lưu mà đại diện là ông Lavrenti thì lạc quan và nhân hậu, còn những người lao động nghèo khổ trung thực được tác giả miêu tả một cách trân trọng. Họ mang trong mình

một ý tư tưởng nhân văn cao cả. Những nhân vật như Grusa, Ximôn, chị

bếp, anh giám mã, các cô hầu gái… cũng có những phẩm chất giống như những nhân vật phụ nữ mà Chèo cổ ngợi ca.

Và cũng chính từ quan điểm nhìn nhận xã hội khá tương đồng ấy mà cách chiếm lĩnh hiện thực và trình bày cuộc sống của Brêch và của Chèo có những nét tương đồng ý dẫn đến một sự kết hợp thành công đặc biệt của nghệ

thuật Chèo trong việc tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật thế giới để làm giàu cho bản sắc của mình.

Như thế, nhỡn lại bức tranh mà làng Chốo đó xõy dựng nờn trong hơn nửa thế kỷ qua - mảng đề tài thể hiện cuộc sống và con người đương thời - đủ thấy bao mồ hôi, nước mắt, trí tuệ, tâm sức của những người làm Chốo cho việc xõy dựng một nền sõn khấu Chèo hiện đại. Khối lượng đồ sộ những vở diễn - tuy mức độ thành công khác nhau - nhưng có thể chứng minh rằng: nghệ thuật Chèo hoàn toàn có khả năng đi vào đề tài hiện đại, có khả năng thể hiện cuộc sống mới, con người mới trên nhiều lĩnh vực. Về mặt hỡnh thức cũng cú nhiều tỡm tũi đáng ghi nhận. Đạo diễn Trần Bảng đó trực tiếp viết và dàn dựng nhiều vở Chốo hiện đại luôn chú ý tạo cho các vở diễn không khí hội hè với nhiều cảnh sắc tưng bừng, học tập phương pháp tự sự của truyền thống, chú ý khai thỏc ngụn ngữ của dàn đế. Các tác giả Hoài Giao, Tào Mạt phát huy tính tự sự vận dụng yếu tố ước lệ, cách điệu xử lý không gian thời gian... Việt Dung, Hà Văn Câù chú ý vào chất hài của Chốo trong việc bộc lộ tớnh cỏch nhõn vật, Trần Đỡnh Ngụn đặc biệt đề cao yếu tố lóng mạng với tư duy huyền thoại kết đọng ở tính kỳ... Giới đạo diễn, nhạc sĩ, họa sĩ, biên đạo múa, đặc biệt là các thế hệ nghệ sĩ biểu diễn cũng đó cú những đóng góp đáng kể. Sự thực thỡ tất cả cỏc nghệ sĩ khụng ai muốn "phỏ Chốo", ai cũng muốn "đội mũ đi hia" cho chèo theo cách nói của GS Hà Văn Cầu - tức ai cũng muốn làm cho chèo tốt hơn, hay hơn. Nhưng từ ý muốn tốt đẹp đến hiệu quả thực thế là cả một thử thách lớn. Chúng ta trân trọng cả khuynh hướng cách tân chèo trên cơ sở gỡn giữ bản sắc độc đáo của chèo truyền thống (bằng cách vận dụng phương pháp diễn tả của chèo (cổ) trong bố cục kịch bản, trong phong cách biểu diễn....), cả khuynh hướng cải tiến Chèo hay cũn gọi là kịch hỏt mới chỉ lấy chất liệu và cỏi "thần" ở Chèo (nhưng nếu thế thỡ khụng nờn gọi tiết mục là chốo mà phải gọi là kịch hỏt mới hay ca kịch mới).

Với những đũi hỏi cấp thiết của cuộc sống và con người đương thời, sân khấu chèo chẳng những phải được nhận thức lại để bản thân nó thấy hết

được những cái hay của nó trước cuộc sống mới, thời đại mới, mà cũn phải thực sự đổi mới từ trong lũng thể loại, từ trong những đặc trưng vốn có của nó.

Trên phương diện lý luận, nh ta đã biêt, sân khấu muốn trở thành tiên tiến thì trớc hết phảI xây dựng đợc những hình tợng về con ngời tiên tiến của thời đại. Một nền sân khấu tiên tiến phải là nền sân khấu hiện đại, mà một trong những yếu tố hiện đại đó là đề tài hiện đại, đó cũng là một yếu tố làm nên tính chất tiên tiến của sân khấu- tính chât đi tiên phong trong việc thực hiện một chức năng cơ bản của văn học nghệ thuật là chức năng phản ánh và khám phá hiện thực thời đại. Tuy mức độ thành công khác nhau - nhưng có thể thấy rằng những hình tượng nhân vật mà Chèo hiện đại đã xây dựng nên ở vào một bến bờ mới, bến bờ của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa - Những hình tượng ấy vừa mang đậm dấu vết của những yếu tố văn hóa mới, vừa là sự đóng góp vào thể chất và bộ mặt mới của nền văn hóa ấy. Có thể xem những hình tượng nhân vật ấy vừa là sản phẩm của nền văn hóa mới, vừa là nhân chứng của một yếu tố cực kỳ quan trọng của nền văn hóa ấy mà bao trùm lên tất cả là tấm lòng yêu nước nhiệt thành, chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất, cách mạng văn hóa và tư tưởng theo ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w