ÂM NHẠC VÀ MÚA

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 123 - 124)

1 () Kịch bản đánh máy: Thái hậu Dương Vân Nga của Trúc Đường

4.2. ÂM NHẠC VÀ MÚA

Âm nhạc Chèo trong sáng nhẹ nhàng, nghe nh "tiếng gió thổi qua rừng trúc" - nhận xét của một nhạc sĩ nước ngoài. Đặc sắc của âm nhạc phải kể đến tiếng trống đế. Bắt nguồn từ sinh hoạt của người Việt, tiếng trống đã hiện diện trong đời sống như một lẽ bình thường "sống dầu đèn, chết kèn trống", rồi tiếng của "thuế thúc trống dồn"... đến cả tiếng trống trận... Tiếng trống thân thiết và không thể thiếu được trong sinh hoạt cộng đồng ngời Việt cũng giống như tiếng chiêng của đồng bào Tây Nguyên vậy.

Đi vào Chèo, tiếng trống đã giữ một vai trò quan trọng "phi trống bất thành Chèo". Âm thanh của trống đế trong Chèo có âm sắc của da và gỗ nghe vui, cao và gọn tiếng.Các âm thanh của nó được các nghệ nhân gọi bằng các từ tượng thanh lu truyền từ bao đời nay: tung, cắc, bục... đã giữ vai trò chủ

đạo trong suốt trò diễn. Nó đa đẩy, dẫn dắt tiết tấu của trò diễn. Nó để xen vào khi rộn rã thúc giục khi nhặt một trầm tư phù trợ cho diễn xuất. Khi diễn viên đang di động thì dùi trống được vê trên mặt trống (rù trống); khi diễn viên dừng lại thì "rụp trống"; "cắc trống" lúc khoan lúc nhặt là diễn viên đang suy nghĩ, tính toán, chuẩn bị hành động. Trong lớp Thi nhịp giáo đầu, bộ gõ được coi như một bản hòa tấu có mở, có kết, có xướng, có họa, có trầm bổng, khoan nhặt. Tiếng trống đế vút lên trên các nhạc cụ khác bay bổng bay xa đến các thôn xóm quanh vùng. Tiếng trống đế không chỉ tham gia vào Chèo như một thứ nhạc cụ mà còn có thể tham gia vào vở diễn như một chi tiết diễn độc đáo. Chính vì vậy, năm 1984, trong chuyến lưu diễn của đoàn Sân khấu dân tộc tại Đức, tiếng trống trong trích đoạn Phù Thủy của Nhà hát Chèo Việt Nam đã được các chuyên gia Đức ca ngợi như là một biểu hiện đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam.

Nét độc đáo của âm nhạc Chèo còn phải kể đến tiếng đàn bầu - Một nhạc cụ độc đáo phản ánh được tâm hồn Việt một cách tinh tế nhất. Phải chăng nó cũng bắt nguồn từ truyền thống của người Việt từ thuở lọt lòng đã "có sẵn trong mình tiếng đàn bầu", cũng giống như người Hungari gắn liền với cây đàn viôlông. Các cụ xa chẳng thường hay nói: "Đàn bầu ai gẩy thì nghe /Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu".

Sự xuất hiện của tiếng đàn bầu trong dàn nhạc Chèo phải chăng cũng bắt nguồn từ chính cuộc sống, vì thế mà mang đậm bản sắc Việt? Cái hay của tiếng đàn bầu không phải chỉ ở sự hài hòa âm thanh độc đáo mà còn là ở chỗ vẻ đẹp của âm thanh quyện chặt với chất cảm xúc thiết tha của tiếng đàn. Chỉ cần một chút nhấn, láy, rung rung của cần đàn... cũng đủ để diễn tả thật tinh tế các sắc thái tình cảm của nhân vật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 123 - 124)