Hình tượng nhân vật từ lịch sử dân tộc

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 87 - 88)

5. Nhân vật nữ pha (đào pha) Súy Vân, Thiệt Thê khát vọng nhân bản về cuộc sống hạnh phúc lứa đô

3.2.3.3 Hình tượng nhân vật từ lịch sử dân tộc

Từ góc nhìn văn hóa, trên phương diện xây dựng hình tượng nhân vật về đề tài lịch sử ta có thể thấy những tìm tòi phát hiện mới. Khai thác lịch sử anh hùng dân tộc ngoài việc ca ngợi khẳng định những phẩm chất, nhiều vở đã cố gắng tìm tòi những phẩm chất mới, những vấn đề đạo lý làm người, từ đó tạo nên tư tưởng chủ đề mới. Nếu như vở Thái hậu Dương Vân Nga đã đề cao người phụ nữ biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của dòng họ thì vở Trần Anh Tông lại đề cập đến câu chuyện nhường ngôi nhưng vẫn chú ý giáo dục con (thế hệ trẻ) sao cho có đủ tài, đức có thể xứng đáng đảm đương trọng trách lớn. Hay ở vở Vạn kiếp truyền thư, vượt lên trên nỗi đau của câu chuyện có thực xa về lời trăng trối của cha mình là Trần Liễu, Trần Quốc Tuấn đã dạy con trai là Quốc Tảng những điều phải trái và tự mình lui về Vạn kiếp viết sách để cống hiến cho đời. Hoặc nh ý tưởng về hành động ‘‘dời đô’’

của Lý Công Uẩn (vở Người thiên đô)...

Viết vở Thái hậu Dương Vân Nga, nhà viết kịch Trúc Đường không những muốn làm sáng "nét hoa" cho một "tâm sự đã vùi sâu trong chiều dài lịch sử" mà còn muốn trả lại cho Dương Vân Nga cái phẩm giá và cống hiến của một phụ nữ yêu nước, đã không vì ngôi báu của con trai, không vì địa vị Thái hậu của mình làm ảnh hưởng tới sự an toàn của đất nước, đến yêu cầu bức thiết của sự nghiệp chống ngoại xâm. Hành động Dương Vân Nga khoác áo cho Lê Hoàn đã được tác giả lý giải một cách khá trọn vẹn. Nhân vật được đặt vào những thử thách cụ thể, từ đó bộc lộ được rõ nét tính cách của mình. Bà hiểu rất rõ tấm lòng cũng như công lao của các vị đại thần nhà Đinh. Bởi thế, khi cương quyết, khi mềm dẻo, bà đã tìm đủ mọi cách để Ngoại giáp Đinh Điền và Quốc công Nguyễn Bặc hiểu ra hãy vì lợi ích của trăm họ, của tổ quốc. Dương Vân Nga nói về nguồn gốc tấm áo long bào, tấm áo "đầu tiên ngư- ời Đại Cồ Việt dám may, người Đại Cồ Việt dám mặc để lên ngôi hoàng

đế"(1)- đây không chỉ là niềm kiêu hãnh đối với tấm áo long bào - vật kỷ niệm của vua Đinh - mà còn là niềm kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, có bản lĩnh.

Nguyên Phi Ỷ Lan - Một hình tượng sân khấu nữa, về một người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được đông đảo những người hoạt động sân khấu và khán giả lưu ý là Ỷ Lan Nguyên Phi. Trong nhiều bộ sử và cả trong những truyền thống dân gian vùng ven sông Đuống, đều kể về cuộc đời bà theo mấy sự kiện chính: lúc trẻ là cô gái xinh đẹp, thông minh, làm nghề hái dâu nuôi tằm - sau trở thành vợ vua Lý - Khi vua đi dẹp giặc, Ỷ Lan giữ quyền Nhiếp chính, thay vua đảm đương mọi việc hệ trọng của đất nước - bị Thượng Dương vu oan - sau đó được minh oan, được ca ngợi như một con người nổi tiếng... Đã có hai vở Chèo cũng được sáng tác dựa trên chất liệu lịch sử đó. Điểm đồng nhất giữa hai tác phẩm đó chính là sự khai thác và cùng có ý định giữ gìn tính chân thực của các sự kiện chính, trong cuộc đời của nhân vật lịch sử này. Song, để làm nổi bật vấn đề chính mà mình định nói, tác giả mỗi vở đã sử dụng hư cấu nghệ thuật để xây dựng nên hình tượng nhân vật mang dáng nét riêng, bản sắc riêng.

Trong vở Nhiếp Chính Ỷ Lan tác giả Tào Mạt đã xây dựng hình tư- ợng nhân vật Ỷ Lan bằng cách nhấn mạnh, làm nổi rõ tư tưởng sáng suốt của người lao động cộng với đạo lý của nhà Phật. Do đó mà tác giả đã tạo nên cho nhân vật một nền tảng quyết định tầm vóc và nhân cách, lý giải những suy nghĩ và những hành động của nhân vật. Tác giả đã nhiều dịp để cho Ỷ Lan bộc lộ tư tưởng và nhân cách của mình, khi qua lời thoại, khi bằng hành động. Chẳng hạn như khi bà nói chuyện với Lý Đạo Thành về đạo Phật; hay, lớp Ỷ Lan giả làm người lái buôn cùng hai nữ tỳ đi lên vùng núi trị tội tên Tri châu tham nhũng (màn 4). Hoặc đoạn Ỷ Lan được tin cấp báo bị Hoàng hậu cho cung nữ chôn bùa yểm vu oan nhằm hãm hại mình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật Chèo (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w