Thực trạng quản lí nhà nƣớc về FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 63)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Thực trạng quản lí nhà nƣớc về FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Tình hình thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, mặc dù có vị trí thuận lợi nhƣ gần thủ đô Hà Nội (80km), gần sân bay quốc tế Nội Bài (45km), hệ thống giao thông (đƣờng sắt, bộ, thuỷ) thuận lợi, nhƣng dƣới con mắt các nhà đầu tƣ thì Thái Nguyên vẫn là một địa bàn xa xôi, khó khăn, nhất là cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém. Sau 19 năm, kể từ khi dự án FDI đầu tiên đƣợc cấp giấy phép tại tỉnh, số dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp phép trên địa bàn tỉnh là 40 dự án, với tổng vốn đầu tƣ đăng kí là 355,160 triệu USD, trong đó có 16 dự án đã rút phép có số vốn đăng kí là 233,774 triệu USD. Còn 27 dự án đƣợc cấp phép còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tƣ đăng kí là 121,386 triệu USD, trong đó vốn đầu tƣ thực hiện lũy kế là 78,359 triệu USD, chiếm 64,55% vốn đầu tƣ đăng kí. Nhƣ vậy, số dự án FDI vào Thái Nguyên còn ít và quy mô nhỏ, số dự án không có năng lực và kinh doanh không hiệu quả bị rút phép còn nhiều (chiếm 65,82% số vốn đăng kí).

Bảng 3.2: Tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tƣ mới trong giai đoạn 2006-2012

Năm Số dự

án FDI

Vốn đầu tƣ đăng ký của các dự án cấp mới trong năm

(nghìn USD) Vốn đầu tƣ thực hiện hàng năm (nghìn USD) 2006 5 3.279 17.595 2007 7 117.782 34.413 2008 2 3.860 48.620 2009 2 15.500 7.983 2010 3 2.900 20.280

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2011 1 2.688 18.300

2012 3 8.280 -

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012, Sở KH & ĐT tỉnh Thái Nguyên)

Biểu đồ 3.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư mới tại tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2006 - 2012

FDI có vai trò đáng kể trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Bảng 3.3 cho thấy GDP theo giá thực tế liên tục tăng trong các năm 2006 - 2012. Năm 2007, GDP toàn tỉnh là 18.718,1 tỷ đồng , tăng 2.728 tỷ đồng so với năm 2006, tƣơng đƣơng với mức tăng tỷ lệ 17,06%. Các năm tiếp theo, GDP cũng lần lƣợt tăng với mức tăng lần lƣợt là 7245.2, 10642.5, 7653.6, 9118.2 và 14375.446 tỷ đồng. Nhƣ vậy, năm 2012 không chỉ là năm đạt chỉ tiêu về GDP cao nhất mà còn là năm có mức tăng trƣởng GDP cao nhất trong giai đoạn 2006 - 2012. Mức tăng GDP trung bình trong giai đoạn này là 8.627,158 tỷ đồng.

Bảng 3.3. GDP tỉnh Thái Nguyên theo giá thực tế, phân theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2006 - 2012

Đơn vị: tỷ đồng Năm GDP 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 15990,1 18718,1 25963,3 36605,8 44259,4 53377,6 67753,046 Kinh tế NN 8323,89 9422,51 12510,2 16922,5 20130,8 24574,2 32068,948 Kinh tế ngoài NN 7029,02 8658,07 12257,6 18286,2 22260,7 26642 33295,52 KV có vốn ĐTNN 637,19 637,47 1195,5 1397,1 1867,9 2161,4 2388,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012, Sở KH & ĐT Thái Nguyên)

Một điều đáng lƣu ý nữa là GDP tỉnh Thái Nguyên qua các năm không chỉ tăng về tổng số, mà trong tất cả các khu vực - khu vực nhà nƣớc, khu vực ngoài nhà nƣớc và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài - đều chứng kiến sự gia tăng tƣơng đối liên tục, không có năm nào bị gián đoạn. Cụ thể, trong khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, nếu không kể năm 2007 chỉ có sự tăng nhẹ về GDP (0,04%) và năm 2008 là năm có sự gia tăng đột biến (87,54%) thì tốc độ gia tăng GDP qua các năm trong giai đoạn từ 2008 - 2012 ổn định ở mức trung bình khá, lần lƣợt đạt 16,86%; 33,70%; 15,71% và 10,51%.

Bảng 3.4. Tình hình thu hút lao động của các doanh nghiệp có vốn FDI tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2006 - 2012

Đơn vị: người

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Số lao động 977 911 1189 1619 2017 3680 4049

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012, Sở KH & ĐT Thái Nguyên)

Trong 7 năm từ 2006 đến 2012, số lao động tham gia hoạt động tại các doanh nghiệp có vốn FDI tại tỉnh Thái Nguyên có xu hƣớng tăng dần qua các năm, ngoại trừ năm 2007 chứng kiến sự giảm sút về số lƣợng lao động nhƣng mức giảm không quá lớn (66 ngƣời, tƣơng đƣơng với 6,7%). Chẳng hạn số lao động năm 2008 tăng 278 ngƣời so với năm 2007 thì đến năm 2009 số lƣợng tăng đã gấp 1,55 lần (tƣơng đƣơng với 430 lao động tăng thêm). Đến năm 2010 con số này tiếp tục tăng ấn tƣợng ở mức 398 ngƣời và đạt mức kỷ lục về tăng trƣởng lao động trong năm 2011 với mức tăng 1663 lao động so với năm 2010 (tƣơng đƣơng 103%), đƣa tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI tỉnh Thái Nguyên trong năm 2011 là 3.680 ngƣời. Tính bình quân mỗi năm các doanh nghiệp FDI thu hút thêm đƣợc 512 lao động vào làm việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.4. FDI và tăng trưởng GDP và lao động tại tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2006 - 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012, Sở KH & ĐT Thái Nguyên)

Nhƣ vậy, FDI có ý nghĩa quan trọng trong việc đóng góp vào tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh cũng nhƣ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong tỉnh, thúc đẩy nâng cao đời sống nhân dân, tạo động lực cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Biều đồ 3.4 thể hiện rõ nhận định trên.

3.2.1.1. Thu hút vốn FDI từ năm 1999 đến năm 2012

Trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2012, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI tại tỉnh Thái Nguyên trên cả năm ngành kinh tế (Công nghiệp chế biến, chế tạo; HĐ kinh doanh bất động sản; nghệ thuật vui chơi giải trí; ý tế và nông nghiệp) với số lƣợng dự án đƣợc cấp phép và số vốn đăng ký biến động cụ thể qua biểu đồ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

từ năm 1999 - 2012

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012)

Qua biểu đồ trên ta thấy số dự án FDI đƣợc cấp phép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không nhiều. Trong các năm 2000, 2005 và 2011 chỉ có duy nhất 01 dự án. Năm 2007 là năm có nhiều dự án FDI đƣợc cấp phép nhất thì con số cũng chỉ là 06 dự án. Tính trung bình, trong giai đoạn 13 năm từ 1999 - 2012, mỗi năm toàn tỉnh Thái Nguyên chỉ thu hút và cấp phép đƣợc 2,86 dự án FDI. Ngoài ra có thể thấy sự biến động lên xuống tƣơng đối thất thƣờng về số dự án FDI đƣợc cấp phép trong giai đoạn này. Điều này phản ánh sự không ổn định trong việc thu hút FDI tại tỉnh Thái Nguyên.

Phần lớn các dự án FDI tại tỉnh Thái Nguyên là các dự án vốn nhỏ. Giá trị các dự án FDI (đƣợc thể hiện thông qua số vốn đăng ký) tƣơng đối thấp với giá trị trung bình đạt 5,88 triệu USD/dự án, trừ hai năm 2004 (có 04 dự án với tổng vốn đăng ký là 148,10 triệu USD - trung bình đạt 37,03 triệu USD/dự án) và năm 2007 (có 06 dự án với tổng số vốn đăng ký 117,45 triệu USD - trung bình đạt 19,58 triệu USD/dự án). Có đƣợc sự biến đổi đột biến này là do một số dự án lớn nhƣ: dự án Khai thác và chế bến khoáng sản Núi Pháo Đại Từ có tổng số vốn đầu tƣ lên đến 147 triệu USD, dự án Xây dựng và chuyển giao (BT) Hồ điều hòa Xƣơng Rồng có tổng vốn đầu tƣ 100 triệu USD... Nguyên nhân giải thích cho sự gia tăng số dự án và tổng vốn đăng ký năm 2007 là do việc Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 đã thu hút một lƣợng lớn FDI đổ vào Việt Nam nói chung, trong đó có tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Đáng chú ý là từ năm 2008 đến nay, mặc dù chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính thế giới, tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên vẫn đƣợc duy trì, mặc dù số lƣợng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến Thái Nguyên và tổng vốn đăng ký của các dự án không cao. Trong năm 2008 và 2009, mỗi năm chỉ có 02 dự án đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ; năm 2010 tăng lên 03 dự án đƣợc cấp giấy phép; năm 2011 có sự giảm sút còn 01 dự án

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhƣng đến năm 2012, số dự án đƣợc cấp phép đã là 05 dự án. Với xu thế này, cùng với sự phục hồi dần dần của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, dự báo trong các năm tiếp theo Thái Nguyên sẽ thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hơn nữa. Ngoài ra, cũng cần ghi nhận tình hình kinh doanh và nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng khả quan hơn trƣớc.

3.2.1.2. Thu hút vốn FDI phân theo ngành kinh tế

Các dự án có vốn FDI trên địa bàn tỉnh còn hiệu lực cho đến nay tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; nghệ thuật vui chơi giải trí; y tế và nông nghiệp. Cụ thể nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5: Vốn FDI tại tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành kinh tế (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2012)

Phân ngành kinh tế Số dự án còn hiệu lực Vốn đăng ký (Triệu USD) Vốn thực hiện (Triệu USD) Tổng số Trong đó: Vốn pháp định

Công nghiệp chế biến, chế tạo 22 120,52 73,74 79,45

HĐ kinh doanh bất động sản 1 6,05 5,87 0,00

Nghệ thuật vui chơi giải trí 2 1,03 1,03 1,03

Y tế 1 3,60 3,60 3,60

Nông nghiệp 1 2,30 0,05 0,00

Tổng số 27 133,50 84,29 84,08

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012)

Trong tổng số 27 dự án, các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 81,5% tổng số dự án còn hiệu lực, còn lại là nghệ thuật vui chơi giải trí chiếm 7,4%, các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, y tế và nông nghiệp đều chiếm 3,7% tổng số dự án còn hiệu lực. Căn cứ bảng thống kê về tình hình thu hút FDI phân theo ngành kinh tế qua các năm, sự tăng trƣởng chỉ xảy ra duy nhất ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn các ngành khác thì không hề có sự biến động. Chẳng hạng, năm 2010

Đồng thời nguồn vốn đăng ký chủ yếu tập trung ở ngành công nghệ chế biến, chế tạo chiểm tỷ trọng rất lớn. Năm 2010, số lƣợng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến với tỉnh Thái Nguyên còn ít, chỉ có 3 dự án FDI đƣợc đầu tƣ đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, trong đó 01 dự án đầu tƣ vào lĩnh vực xuất khẩu, 02 dự án đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất. Tổng số vốn đầu tƣ đăng ký của các dự án năm 2010 là 2,9 triệu USD. Tuy nhiên các dự án với quy mô còn nhỏ, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng thu hút đầu tƣ của tỉnh.

Cơ cấu vốn đầu tƣ đƣợc thể hiện thông qua biểu đồ 3.2. Nguồn vốn đăng ký cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 90,28% tổng số vốn đăng ký, trong khi đó 4 ngành còn lại chỉ chiếm 9,78%. Cụ thể, trong ngành văn hóa, vốn đầu tƣ chủ yếu vào nghệ thuật vui chơi giải trí chỉ chiếm 0,77% tổng số vốn đăng ký. Trong ngành xây dựng, FDI đƣợc đầu tƣ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh bất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động sản chiếm 4,53% tổng số vốn đăng ký. Cuối cùng là ngành y tế nhận đƣợc FDI với tỷ lệ 2,70% tổng số vốn đăng ký.

Biều đồ 3.6: Cơ cấu tổng số vốn đăng ký theo ngành kinh tế

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012) 3.2.1.3. Thu hút vốn FDI phân theo đối tác đầu tư

Trong thực tế có khoảng 10 đối tác đầu tƣ chủ yếu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tuy nhiên, các dự án FDI đƣợc cấp giấy phép trên địa bàn tỉnh phân theo đối tác chủ yếu tính cho đến nay chỉ có 07 quốc gia là Nhật, Singapo, Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Hàn quốc và Malaysia đƣợc phân bố thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.6: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tƣ chủ yếu tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 1993 đến 2012

Đối tác Số dự án còn hiệu lực Vốn đăng ký (Triệu USD) Vốn thực hiện lũy kế (Triệu USD) Tổng số Trong đó: Vốn pháp định Nhật 2 27.30 26.90 23.80 Singapo 2 25.36 13.63 25.36 Trung Quốc 8 18.53 9.43 8.31 Đài Loan 7 13.47 8.92 1.02 Đức 3 8.99 7.96 9.29 Hàn Quốc 4 35.76 16.22 16.30 Malaysia 1 4.1 1.23 0 Tổng số 27 133.51 84.29 84.08

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng trên cho thấy tổng số dự án và số vốn FDI mà các đối tác nƣớc ngoài đăng ký thực hiện tại Thái Nguyên. Trong số các đối tác này, Hàn Quốc dù chỉ đứng thứ ba về số dự án sau Trung Quốc và Đài Loan, nhƣng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất là 26,79% tổng số vốn đăng ký. Đối tác Nhật mặc dù khá khiêm tốn về số dự án (02 dự án) nhƣng lƣợng vốn đăng ký cũng lớn thứ hai, chỉ sau Hàn Quốc, là 27,3 triệu USD chiếm 20,45% tổng số vốn đăng ký và đứng đầu về số vốn pháp định đƣợc đăng ký. Tiếp theo đến Singapo với 2 dự án đầu tƣ với tổng lƣợng vốn 25,36 triệu USD chiếm khoảng 19% tổng số vốn đầu tƣ. Trung Quốc và Đài Loan là hai đối tác có số dự án đầu tƣ vào Thái Nguyên nhiều nhất (15 dự án chiếm 55,56% tổng số dự án), tuy nhiên do đầu tƣ vào những ngành có lƣợng vốn không cao nên tổng vốn đầu tƣ của mỗi đối tác chỉ lần lƣợt là 18,53 triệu USD và 13,47 triệu USD, tƣơng đƣơng 13,88% và 10,09% tổng số vốn đăng ký. Hai nƣớc đầu tƣ ít nhất là Đức với 03 dự án với tổng lƣợng vốn 8,99 triệu USD (tƣơng đƣơng 6,73%) và Malaysia với duy nhất 01 dự án có vốn đăng ký 4,1 triệu USD (tƣơng đƣơng 3,07%). Cơ cấu vốn theo đối tác đầu tƣ đƣợc thể hiện cụ thể thông qua biều đồ 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)