Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 47)

6. Kết cấu luận văn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm kinh tế - chính trị của khu Việt Bắc là cửa ngõ giao lƣu giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trung tâm thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80km, phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp thủ đô Hà Nội, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, phía tây giáp Vĩnh Phúc và Tuyên Quang.

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du miền núi khác. Thái Nguyên có nhiều dãy núi với độ cao vừa phải chạy chủ yếu theo hƣớng Bắc Nam hoặc Tây Bắc - Đông Nam thấp dần về phía Nam chắn gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra còn có các dãy núi đá vôi và nhan thạch khác tạo nên một số hang động và thung lũng nhỏ. Về đồng bằng thì có đồng bằng phù sa cổ và phù sa đệ tứ của sông Cầu, sông Công, ở ven sông dân cƣ tập trung đông đúc, làng xóm đƣợc phân bố dọ

. Với địa hình này đã tạo cho Thái Nguyên một điều kiện thuận lợi cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.3. Tài nguyên khoáng sản * Tài nguyên nước

Thái Nguyên có hai con sông chính là Sông Công và Sông Cầu. Sông Công

có lƣu vực 915km2

bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa, chạy dọc theo chân dãy núi Tam Đảo. Dòng sông đƣợc ngăn lại tại Đại từ tạo thành hồ Núi Cốc có

mặt nƣớc rộng khoảng 25km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nƣớc, có thể điều hòa

dòng chảy và chủ động tƣới tiêu cho 12.000 ha lúa hai vụ, hoa màu, cây công nghiệp và cung cấp nƣớc sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công. Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lƣu vực 3.480 km2 bắt nguồn từ chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy theo hƣớng Bắc - Đông Nam. Hệ thống thủy nông Sông Cầu tƣới cho 24.000 ha lúa hai vụ của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên), Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Giang). Ngoài ra Thái Nguyên còn có trữ lƣợng nƣớc ngầm khá lớn, nhƣng việc khai thác và sử dụng còn hạn chế.

* Khoáng sản

Theo số liệu tổng kết trong báo cáo về tiềm năng, khoáng sản của tỉnh, Thái Nguyên có các loại khoáng sản chủ yếu sau:

- Than: Nhiên liệu Than của tỉnh có tổng trữ lƣợng còn lại là 63,8 triệu tấn. Mỏ có trữ lƣợng lớn là Khánh Hòa 46 triệu tấn, Núi Hồng 15,1 triệu tấn, mỏ làng Cẩm có trữ lƣợng trên 3,5 triệu tấn than mỡ dung luyện cốc.

- Quặng Sắt: Có trữ lƣợng còn lại gần 34,6 triệu tấn, mỏ Trại Cau 5,1 triệu tấn, mỏ Linh Nham 24 triệu tấn, mỏ Quang Trung 4 triệu tấn..

- Các loại khoáng sản nhƣ: TiTan 54,4 triệu tấn, Thiếc 18,648 tấn, Vonfram 227,56 tấn; Chì kẽm 27,2 triệu tấn, ngoài ra trên địa bàn còn tìm thấy một số nơi có Vàng, Đồng, Thủy Ngân tuy trữ lƣợng không lớn nhƣng có ý nghĩa về mặt kinh tế.

* Tài nguyên rừng

Thái Nguyên hiện nay còn khoảng 205.816 ha đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 58,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 103.774,03 ha, rừng trồng là 48.500,3 ha, rừng phòng hộ là 49,473 ha, rừng đặc dụng là 28.190 ha, rừng kinh tế là 74.612 ha, diện tích chƣa sử dụng là 53.533 ha chiếm 15,1% diện tích đất tự nhiên, đây là diện tích đất trống, đồi trọc. Đây là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, nội thất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)