Nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 104 - 113)

6. Kết cấu luận văn

4.3.4. Nâng cao nhận thức

ĐTNN tại Thái Nguyên là một lĩnh vực khá mới mẻ cho nên kinh nghiệm cũng nhƣ nhận thức của các cán bộ và ngƣời dân chƣa cao. Thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu là làm theo tinh thần của Trung ƣơng, tỉnh chƣa có tính chủ động và sáng tạo cao trong quản lý về FDI. Do vậy cần phải đổi mới nhận thức, từ đó mới có thể nâng cao tính chủ động sáng tạo trong việc đƣa ra các phƣơng pháp phƣơng hƣớng hợp lý trong quản lý FDI. Muốn nâng cao nhận thức phải thực hiện giáo dục tuyên truyền về những nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức về vai trò và sự cần thiết khách quan của nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đối với việc phát triển kinh tế xã hôi, nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân. Chúng ta muốn làm đƣợc điều đó thì cần có vốn, công nghệ, kinh nghiệm của các nƣớc đi trứơc để khai thác những tiềm năng của mình, bởi vì nếu chúng ta chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trông chờ vào khả năng vốn và công nghệ nội bộ thì hàng trăm năm cũng không thể phát huy tối đa tiềm năng của mình và không nắm bắt kịp đƣợc tốc độ phát triển của các nƣớc. Nhờ vào vốn và công nghê của nƣớc ngoài chúng ta sẽ nhanh chóng cải thiện nền kinh tế và nâng cao đƣợc chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.

- Khắc phục nhận thức cực đoan, phiến diện về ĐTNN. Vốn FDI có thể giải quyết đƣợc những khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Mặt khác sự hiện diện của doanh nghiệp FDI trong nƣớc sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh và buộc các doanh nghiệp trong nƣớc cần thay đổi mới công nghệ, cách thức quản lý, không kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp trong nƣớc. Hơn nữa với việc xây dựng các các nhà máy các xí nghiệp tại địa bàn mình nó sớm hay muộn sẽ thuộc về chúng ta.

Song vốn đầu tƣ vào nƣớc thực hiện bằng các công ty xuyên quốc gia, các công ty có trình độ khoa học công nghệ cao, cho nên nó sẽ làm tăng tính phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nƣớc ngoài, cạnh tranh và làm phá sản các doanh nghiệp yếu kém trong nƣớc dẫn đến thiệt hại cho nên kinh tế xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ tỉnh. Và trên cơ sở đó đòi hỏi nhà nƣớc cần có sự nhận thức đúng đắn và có những phƣơng hƣớng đúng đắn để khai thác các mặt tích cực và hạn chế các mặt hạn chế của nguồn vốn này một cách có hiệu quả vào phát triển kinh tế xã hôi.

4.3.5. Đẩy mạnh đổi mới công tác vận động thương mại xúc tiến đầu tư

Muốn thu hút ngày càng nhiều vốn ĐTNN vào khai thác tiềm năng của tỉnh thì cần phải thực hiện vận động xúc tiến đầu tƣ. Khi mà các doanh nghiệp trong nƣớc và tại Thái Nguyên còn non nớt về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, yếu về trình độ ngoại ngữ, chƣa có kiến thức cần thiết về thƣơng trƣờng về đối tác, chƣa trải qua cơ chế thị trƣờng, thiếu thông tin và khả năng phân tích, phán đoán, dự báo trong khi họ phải đƣơng đầu với những đối tác quá tinh xảo về nghệ thuật kinh doanh, kinh nghiệm quản lý và cả những mánh khoé trên thƣơng trƣờng thì vai trò của nhà nƣớc trong việc tìm hiểu đối tác nƣớc ngoài và đồng thời khuyếch trƣơng vị thế và tiềm năng của tỉnh cũng nhƣ nƣớc Việt Nam là vô cùng cần thiết.

Trong thời gian qua, mặc dù lãnh đạo tỉnh cũng nhƣ các cơ quan tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động xúc tiến đầu tƣ và đã có những kết quả nhất định. Nhƣng những kết quả đó chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu, yêu cầu về thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Do vậy việc xúc tiến đầu tƣ cần đƣợc đổi mới cả về nội dung và phƣơng pháp thực hiện, theo một kế hoạch và chƣơng trình chủ động, có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trƣớc hết cần xác định xúc tiến đầu tƣ là một nhiệm vụ của cơ quan nhà nƣớc, tỉnh và Sở kế hoạch và đầu tƣ, Ban quản lý ĐTNN nên tăng cƣờng công tác vận động xúc tiến đầu tƣ; thành lập bộ phận xúc tiến đầu tƣ, bố trí ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ.

- Về lĩnh vực và ngành nghề thu hút đầu tƣ:

Hoạt động xúc tiến đầu tƣ phải hƣớng mạnh vào các ngành, lĩnh vực mà Thái Nguyên có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trong và ngoài nƣớc, khuyến khích đầu tƣ vào các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm của tỉnh.

- Về đối tác đầu tƣ:

Cần phải thực hiện đúng đƣờng lối của Đảng, đa phƣơng hoá các đối tác ĐTNN để ta chủ động trong mọi tình huống, thực hiện đƣợc mục tiêu thu hút các công ty, tập đoàn của các nƣớc có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại… nhƣ Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, và các nƣớc trong khu vực để chúng ta có thể áp dụng các tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào phát triển kinh tế nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển với các địa phƣơng khác và các nƣớc trong khu vực.

Bên cạnh đó, chúng ta phải chú trọng thu hút FDI của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nƣớc (nhƣ: Trung Quốc, Thái Lan…). Vì đó là những doanh nghiệp năng động, trình độ công nghệ phù hợp với điều kiện của Thái Nguyên đồng thời phù hợp với các đối tác của Thái Nguyên về khả năng góp vốn, năng lực tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý, có điều kiện tạo nhiều việc làm mới.

- Về hình thức vận động xúc tiến đầu tƣ:

Ngoài việc xúc tiến đầu tƣ thông qua các hoạt động ngoại giao nhƣ: các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo, Thái Nguyên cần phải có các phƣơng thức vận động xúc tiến đầu tƣ một cách trực tiếp hơn, để các thông tin dễ chuyển đến các nhà đầu tƣ hơn và chuẩn xác hơn nhƣ: chúng ta có thể xúc tiến đầu tƣ thông qua các tài liệu, sách báo; qua mạng internet, xúc tiến thông qua đƣờng dây nóng, các hội trợ triển lãm, các hội nghị… để chúng ta có thể trực tiếp đàm phán, quảng bá với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài từ đó mức độ tin cậy về các thông tin đối với nhà đầu tƣ sẽ đƣợc nâng cao lên.

Bên cạnh đó, điều có ý nghĩa thiết thực hơn là luôn thực hiện phƣơng châm “một dự án đƣợc cấp phép hoạt động sẽ trở thành một tuyên truyền viên tốt kêu gọi các nhà đầu tƣ khác đến Thái Nguyên”. Vì vậy việc đón tiếp các nhà đầu tƣ phải chu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đáo, có chính sách hỗ trợ kịp thời đối với các nhà đầu tƣ, có chính sách hỗ trợ kịp thời đối với các nhà đầu tƣ muốn đầu tƣ và đang có dự án đầu tƣ tại Thái Nguyên, giúp họ giải quyết tốt các vấn đề phát sinh. Đây là một biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng để vận động có hiệu quả, có sức thuyết phục đối với các nhà đầu tƣ mới và sẽ khiến cho các nhà đầu tƣ trở thành kênh tiếp thị hữu hiệu nhất cho Thái Nguyên.

Yêu cầu hoạt động xúc tiến đầu tƣ

- Hoạt động xúc tiến đầu tƣ phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nƣớc; phù hợp với định hƣớng thu hút đầu tƣ của Trung ƣơng.

- Từng bƣớc nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, chuyển mạnh sang hình thức vận động thu hút đầu tƣ theo dự án và đối tác trọng điểm.

- Thu hút đầu tƣ có định hƣớng và chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng nhƣ: dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị; phát triển nguồn nhân lực; các ngành có giá trị tăng cao và có tỷ trọng xuất khẩu lớn; các dự án tiết kiệm năng lƣợng, tài nguyên, bảo đảm môi trƣờng và an ninh quốc gia.

- Phát huy những kết quả đã đạt đƣợc và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác xúc tiến đầu tƣ trong những năm và giai đoạn trƣớc.

4.3.6. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án FDI đã cấp phép trên địa bàn

Trƣớc hết, Ban quản lý ĐTNN, Sở kế hoạch và Đầu tƣ và các Sở ban khác cùng phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đƣợc triển khai hoạt động có hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng công suất hiện có. Khi mà nhà đầu tƣ muốn dùng lợi nhuận để tái đầu tƣ, hoặc bỏ thêm vốn để mở rộng quy mô dự án còn gặp khó khăn, nhất là khi phần vốn bổ sung lớn hơn vốn đầu tƣ ban đầu, hoặc liên quan đến tỷ lệ xuất khẩu… Vì vậy, để khuyến khích các nhà đầu tƣ bổ sung thêm vốn lớn cần đơn giản thủ tục thay vì phải xem xét nhƣ cấp phép ban đầu và có những ƣu đãi chỗ trợ khác.

Thực hiện quản lý các hoạt động FDI theo nguyên tắc tập trung thống nhất, đồng thời thực hiện phân cấp phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng của tỉnh, tránh chồng chéo nhƣng cũng không đƣợc buông lỏng.

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp FDI với những phƣơng châm đảm bảo giúp doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, có hiệu quả và không gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời có chính sách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khen thƣởng đối với các cá nhân, cán bộ, các doanh nghiệp FDI có công đối với việc góp phần và phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ và giữ gìn an ninh quốc phòng của tỉnh và xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ, cá nhân, doanh nghiệp vi phạm pháp luật.

Duy trì thƣờng xuyên việc gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh các cơ quan quản lý chức năng với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm tạo thêm sự hiểu biết, kịp thời giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc, tạo điều kiện để doanh nghiệp triển khai hoạt động có hiệu quả.

Tóm lại: Để thực hiện tốt các giải pháp để nâng cao quản lý nhà nƣớc về FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trƣớc hết các Sở ban ngành tỉnh Thái Nguyên cần thống nhất nhận thức về vai trò của FDI, thống nhất giữa lời nói với việc làm. Đồng thời, các cơ quan nhà nƣớc Trung ƣơng cần có sự hỗ trợ và định hƣớng về quy định, chính sách, pháp luật, vốn… nhằm mở đƣờng cho việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với FDI tại Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, các cơ quan và cán bộ quản lý FDI tại Thái Nguyên mới có thể chủ động trong việc xây dựng một môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, có tính cạnh tranh cao, góp phần phục hồi và tăng trƣởng mạnh mẽ đồng vốn FDI trên địa bàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã đƣợc Đảng ta khẳng định là một nguồn ngoại lực quan trọng cần thu hút và sử dụng hiệu quả vào phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Từ quan điểm này, Đảng và Nhà nƣớc đã không ngừng thúc đẩy nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc nỗ lực thiết lập và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn này vao phát triển các tỉnh thành trên cả nƣớc.

Tại Thái Nguyên, trong thời gian qua tỉnh đã tích cực nỗ lực thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào tỉnh và cũng góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhƣ: Góp phần nguồn vốn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giúp giải quyết tình trạng sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trƣờng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ của ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh. Một số kết quả đạt đƣợc đó thể hiện sự nỗ lực của chính quyền hay bộ máy quản lý về FDI tại Thái Nguyên trong thời gian qua.

Hoạt động quản lí nhà nƣớc về FDI tại tỉnh Thái Nguyên đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật nhƣ sau: Việc phân vùng kinh tế trên địa bàn tỉnh theo các tiêu chí về địa lý, khu công nghiệp, dân số, quy hoạch phát triển… đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ khi nghiên cứu thị trƣờng và ra quyết định đầu tƣ đƣợc tập trung hơn, tiết kiện thời gian và chi phí ban đầu; Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng với đối tác đầu tƣ trong thời gian qua vẫn đƣợc duy trì và phát triển ngày càng tốt đẹp, lợi ích của các chủ đầu tƣ luôn đƣợc quan tâm và bảo vệ. Nhờ thế, các đối tác truyền thống vẫn tiếp tục đầu tƣ tại tỉnh, đồng thời tỉnh cũng thu hút đƣợc thêm các nhà đầu tƣ mới; Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tƣơng đối đồng bộ, thống nhất và đƣợc Sở kế hoạch đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên tích cực triển khai đồng đều. Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính ở lĩnh vực này cũng đơn giản, công khai và thuận tiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hơn giúp doanh nghiệp dễ tìm hiểu cơ hội đầu tƣ, dễ tiếp cận với các thủ tục đầu tƣ và đăng ký; Môi trƣờng đầu tƣ tại tỉnh Thái Nguyên cũng thƣờng xuyên đƣợc cải thiện. Các mặt kinh tế, chính trị, xã hội đƣợc đảm bảo ổn định, cùng với các chính sách ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết; Công tác xúc tiến đầu tƣ và hỗ trợ doanh nghiệp đƣợc chú trọng phát triển với nhiều cuộc họp liên ngành, tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ gặp gỡ các cấp lãnh đạo, báo cáo tiến độ triển khai công việc, giải quyết những vƣớng mắc trong quy trình thực hiện đầu tƣ; Bộ máy chuyên trách về quản lý FDI của tỉnh đã và đang thực hiện tƣơng đối tốt chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình làm hài lòng các nhà đầu tƣ. Đặc biệt, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã giúp giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả.

Tuy nhiên hoạt động FDI là một lĩnh khá vực mới mẻ đối với Thái Nguyên, cho nên thời gian qua công tác tổ chức quản lý nhà nƣớc về việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI còn nhiều hạn chế cần đƣợc khắc phục trong thời gian tới: Số dự án FDI còn ít và quy mô tƣơng đối nhỏ, một số dự án thực hiện chậm so với tiến độ dự kiến; Chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập. Trên thực tế, công tác quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc tỉnh quan tâm nhƣng vẫn còn thiếu và chƣa đồng bộ với quy hoạch ngành, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và thu hút sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI nói riêng; Nguồn nhân lực đào tạo còn nhiều hạn chế; Hạ tầng các khu công nghiệp thiếu đồng bộ là hạn chế lớn trong việc thu hút các nhà đầu tƣ đến với tỉnh; Hạ tầng các khu công nghiệp (mặt bằng đất sạch, giao thông, điện nƣớc, hệ thống xử lý chất thải, nƣớc

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 104 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)