Kiến nghị với Thông tấn xã Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp thuộc Thông tấn xã Việt Nam potx (Trang 89 - 96)

- Quy chế chi tiêu nội bộ của TTXVN số 422/QĐ-TTX đến nay đã có nhiều bất cập, nhiều chỉ tiêu định mức không còn phù hợp với giá cả thị trường, nhiều khoản mục mới phát sinh. Do vậy, đề nghị TTXVN cần sớm xây dựng lại quy chế chi tiêu nội bộ của ngành để tạo điều kiện cho các ĐVSN có thể xây dựng định mức chi tiêu của đơn vị mình.

- Hiện nay, sự tồn tại của ĐVSN không có thu thể hiện rất nhiều bất lợi. Nên chăng TTXVN cần có giải pháp để tạo nguồn thu cho đơn vị đó, dần chuyển ĐVSN không có thu thành ĐVSN có thu nhằm tăng thêm tính tự chủ trong hoạt động tài chính của các đơn vị đó.

Kết luận

Nâng cao năng lực quản lý tài chính là một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đối với tất cả các tổ chức, các chủ thể kinh tế. Trong điều kiện xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, các quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng và dần phản ánh đúng bản chất vốn có của nó, thì việc làm chủ các quan hệ kinh tế, quan hệ tài chính để hướng nó đi theo đúng mục đích của người quản lý lại càng cần thiết, đồng thời cũng đòi hỏi các chủ thể phải có năng lực quản lý tài chính tốt.

Để góp phần củng cố, phát triển năng lực tài chính tại các ĐVSN thuộc Thông tấn xã Việt nam ngày càng lớn mạnh và bền vững, đề tài “Đổi mới quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp thuộc Thông tấn xã Việt nam” đã được tác giả nghiên cứu và hoàn thiện. Đề tài tập trung giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau đây:

- Đã làm rõ được các vấn đề lý luận về ĐVSN; đã tập trung phân tích được các nội dung cần quản lý đối với tài chính của ĐVSN. Luận văn cũng đã phân tích được tương đối cụ thể các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến công tác quản lý tài chính của ĐVSN.

- Đã nghiên cứu, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính ở các ĐVSN thuộc TTXVN, Chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý tài chính ở các ĐVSN thuộc TTXVN.

- Trên cơ sở xem xét nguyên nhân và định hướng phát triển của TTXVN trong những năm tới, luận văn đã đề xuất quan điểm, giải pháp đổi mới quản lý tài chính ở các ĐVSN này, trong đó vấn đề mang đậm tính thời sự và có ý nghĩa thực tiễn cao là đề xuất các giải pháp tài chính cần thiết để hướng các đơn vị này từng bước nâng cao hơn tính tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi. Bên cạnh đó, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra các kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về những bất cập trong cơ chế quản lý tài chính ở các ĐVSN hiện nay với mong muốn sớm được Nhà nước tháo gỡ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, đầy đủ cho hoạt động của các ĐVSN.

Với lượng thời gian nghiên cứu còn hạn chế, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi còn khiếm khuyết. Tác giả luận văn hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý để hoàn thiện công trình nghiên cứu về sau này.

danh mục tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2002

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

2. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 81/2002/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2002

hướng dẫn kiểm soát chi đối với cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị thực hiện chế độ tài chính áp dựng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

3. Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa Thông tin - Bộ Nội vụ (2003), Thông tư liên tịch số

20/2003/TTLT/BTC-BVHTT-BNV ngày 24 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực văn hóa-thông tin.

4. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày 22 tháng 5 năm 2003

hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ.

5. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 03/2004/TT-BTC ngày 13 tháng 1 năm 2004

hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện luật ngân sách nhà nước và khoán chi hành chính.

6. Bộ Tài chính, Văn bản pháp quy, Tập 9.

7. Bộ Tài chính, Văn bản pháp quy, Tập 10.

8. Bộ Tài chính, Văn bản pháp quy, Tập 11.

9. Chính phủ (2002), Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 16

tháng 1 năm 2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

10. Chính phủ (2002), Nghị định số 82/2002/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003

của Chính phủ “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam".

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung

ương lần thứ 2 khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Joseph E.Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

15. Giáo trình Quản lý tài chính Nhà nước (2002), Nxb Tài chính, Hà Nội. 16. Giáo trình Tài chính học (2002), Nxb Tài chính, Hà Nội.

17. Luật ngân sách Nhà nước (2002), Nxb Tài chính, Hà Nội.

18. Quản lý tài chính công- Lý luận và thực tiễn (2003), Học viện Hành chính quốc gia.

19. Quản lý tài chính công (2003), Nxb Lao động.

20. Quy hoạch phát triển ngành TTXVN (2005-2010).

21. Thông tấn xã Việt Nam (2003), Báo cáo quyết toán tài chính năm 2003.

22. Thông tấn xã Việt Nam (2004), Báo cáo quyết toán tài chính năm 2004.

23. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Báo cáo quyết toán tài chính năm 2005.

24. Thủ tướng Chính phủ (2004), Chương trình đổi mới quản lý tài chính đối với

các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công giai đoạn 2004-2005” ban hành kèm theo Quyết định số 08/2004/QĐ-TTg ngày 15.1.2004.

25. Thủ tướng Chính phủ (2004), Chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính

đối với các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công giai đoạn 2001-2010.

26. Văn bản pháp quy của Thông tấn xã Việt Nam.

27. Viện khoa học Tài chính, Đổi mới quản lý chi tiêu công cộng ở Việt nam.

28. WWW.caicachhanhchinh.gov.vn

Mục lục

Trang

mở đầu 1

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý tài chính ở các đơn

vị sự nghiệp 6

1.1. Một số khái niệm liên quan đến quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp 6

1.2. Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung quản lý tài chính ở các đơn vị sự

nghiệp 17

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp 28

Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính ở các đơn vị Sự nghiệp thuộc

Thông Tấn Xã việt nam 37

2.1. Quá trình hình thành và đặc điểm của Thông tấn xã Việt Nam 37

2.2. Thực trạng quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp của Thông tấn xã

Việt Nam 43

2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp

thuộc Thông tấn xã Việt Nam 70

đơn vị sự nghiệp thuộc Thông tấn xã Việt nam

3.1. Định hướng phát triển và quan điểm đổi mới quản lý tài chính của

Thông tấn xã Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 75

3.2. Giải pháp đổi mới quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp thuộc

Thông tấn xã Việt Nam 83

3.3. Kiến nghị điều kiện hỗ trợ đổi mới quản lý tài chính ở các đơn vị sự

nghiệp thuộc Thông tấn xã Việt Nam 94

Kết luận 97

Danh mục tài liệu tham khảo 99

Danh mục các chữ viết tắt

ĐVSN Đơn vị sự nghiệp

NSNN Ngân sách Nhà nước

Danh mục bảng biểu

Trang

Bảng 2.1: Tổng hợp chi sự nghiệp của Thông tấn xã Việt Nam 63

Bảng 2.2: Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp thuộc Thông tấn xã

Việt Nam 67

Bảng 2.3: Tổng hợp chi sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp thuộc

Thông tấn xã Việt Nam 68

Bảng 2.4: Cơ cấu các khoản chi thường xuyên của các đơn vị sự

nghiệp 68

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp thuộc Thông tấn xã Việt Nam potx (Trang 89 - 96)