Quan điểm đổi mới quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Thông tấn xã Việt Nam trong những năm sắp tớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp thuộc Thông tấn xã Việt Nam potx (Trang 74 - 76)

Thông tấn xã Việt Nam trong những năm sắp tới

Theo Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ, đổi mới quản lý tài chính đối ở các ĐVSN là một trong chín mục tiêu cụ thể của chương trình cải cách tổng thể hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010. Nội dung cơ bản của đổi mới quản lý tài chính ở các ĐVSN là xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu “xin - cho”, từng bước thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của ĐVSN.

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Nhà nước, quan điểm đổi mới quản lý tài chính ở các ĐVSN thuộc TTXVN trong thời gian tới là:

- Điều chỉnh mạnh hơn, rõ hơn để tăng cường khả năng tự chủ của đơn vị, thắt chặt và tiến tới xóa bỏ sự bao cấp của TTXVN cho các đơn vị này. Quán triệt quan điểm này, mỗi ĐVSN thuộc TTXVN đều phải hướng tới xây dựng năng lực quản lý để thực thi tốt quyền tự chủ tài chính được giao. Mặc dù hiện tại các ĐVSN còn nhiều khó khăn về tài chính, chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu tự cân đối toàn bộ thu chi, nhưng không thể vì những khó khăn trước mắt đó mà TTXVN cứ tiếp tục duy trì mối quan hệ bao cấp như hiện nay. Để tháo gỡ dần khó khăn cho các ĐVSN, tránh thay đổi đột ngột về cơ chế làm xáo trộn hoạt động của các đơn vị, TTXVN cần phải thực hiện kết hợp nhiều biện pháp hỗ trợ như: mở rộng dần phạm vi phân cấp quản lý tài chính, tích cực khai thác các nguồn thu, khuyến khích tiết kiệm chi, nâng cao nhận thức về quản lý tài chính, cải tiến lề lối, tư duy quản lý kinh tế, từng bước cắt giảm các khoản bao cấp không thiết thực, không hiệu quả, tiến tới xóa bỏ

hẳn bao cấp khi các đơn vị đã có đủ khả năng tự bù đắp chi phí... Các biện pháp này phải bám sát các quy định của Nhà nước, phát huy được tối đa các điều kiện, ưu đãi của Nhà nước, đồng thời không được trái với quy định của pháp luật. Hơn nữa, khi thực hiện phải đem lại hiệu quả thiết thực cho các đơn vị, tránh đề xuất các giải pháp chung chung, không có tính khả thi hoặc không đem lại lợi ích thiết thực.

- Từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính ở các ĐVSN theo hướng thích ứng với mô hình tổ chức mới, vị thế mới của mỗi ĐVSN. Nâng cao năng lực quản lý tài chính của các ĐVSN thuộc TTXVN trong thời gian tới, ngoài ý nghĩa là một hoạt động thường xuyên, liên tục, phải phù hợp với mô hình và vị thế mới của từng ĐVSN trong quá trình cải cách tài chính chung của TTXVN, cũng như của quản lý tài chính công. Để phù hợp với định hướng phát triển, các ĐVSN ở vị trí khác nhau sẽ phải có những cơ chế, những phương pháp quản lý tài chính khác nhau, thích hợp với từng vị trí, từng lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, trong điều kiện trước mắt, các ĐVSN thuộc TTXVN, một mặt, vẫn phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước, mặt khác, cần chủ động kiến nghị Nhà nước cho phép thay đổi theo lộ trình của TTXVN. Ngay cả khi cơ chế tài chính của Nhà nước chưa thay đổi thì các ĐVSN của TTXVN vẫn phải chủ động chuẩn bị những năng lực cần thiết về con người, về nhận thức, phương án…để khi được phép thí điểm có thể thực hiện tốt nội dung cải tổ.

Ngoài ra, để nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các ĐVSN, TTXVN phải xây dựng được Chiến lược đổi mới tổng thể với những bước đi, những giải pháp cụ thể theo một lộ trình nhất định, nhưng không nên vội vàng, đốt cháy giai đoạn. Hơn nữa, phải chú ý đến sự khác nhau về tiềm lực tài chính, khả năng quản lý của từng ĐVSN. Đối với những đơn vị có thế và lực thì có thể nhanh chóng phân cấp quản lý tài chính. Đối với các đơn vị có khả năng tài chính yếu thì mỗi sự thay đổi đều phải tính toán kỹ sao cho có thể tránh được tác động tiêu cực đến hoạt động của đơn vị.

- Tập trung tháo gỡ những vướng mắc hiện có, đồng thời tích cực chuẩn bị để các ĐVSN sẵn sàng bước vào hoạt động theo cơ chế mới một cách thuận lợi. TTXVN cần nhanh chóng tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc thuộc về cơ chế cũ để

tạo ra một “cơ chế tài chính” lành mạnh cho phép ĐVSN vững vàng, sẵn sàng đối mặt với thử thách mới. Mặt khác, cần phải có những tác động mang tính thí điểm từ TTXVN để các đơn vị dần làm quen với vị thế của mình. Chẳng hạn như, đối với các ĐVSN sẽ chuyển sang hoạt động độc lập thì cần có hướng cắt giảm bao cấp, khuyến khích tự trang trải, tự chủ tài chính…; đối với đơn vị còn phụ thuộc thì nên tiến hành khoán dần từng khâu…

Bên cạnh đó, cần khuyến khích các ĐVSN nỗ lực mở rộng, đa dạng hóa các hoạt động chuyên môn phù hợp với năng lực của đơn vị, tích cực khai thác nguồn thu dịch vụ theo hướng cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị trong ngành và ngoài ngành vì đây là điều sẽ giúp các ĐVSN không bỡ ngỡ khi chuyển sang cơ chế hoạt động độc lập.

- Đổi mới cần đồng bộ, gắn với các cơ chế, chính sách quản lý liên quan như: Chính sách lương, cải cách hành chính, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,... Các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý tài chính phải đồng bộ, để khi triển khai thực hiện sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo ra tác động tổng hợp, toàn diện trên các khía cạnh của quản lý tài chính. Các giải pháp này cũng phải tạo ra được sự thuận lợi cho các đơn vị trong quá trình thực hiện và phải được hoạch định một cách khoa học, có cơ sở lý luận, thực tiễn để đảm bảo rằng khi triển khai, thực hiện chúng sẽ hạn chế tối đa tác động tiêu cực, phát huy được những điểm mạnh của mỗi đơn vị trong công tác quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp thuộc Thông tấn xã Việt Nam potx (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)