hệ thống các đơn vị sự nghiệp của Thông tấn xã Việt Nam
Quy chế chi tiêu nội bộ về tiền lương, tiền công của TTXVN được xây dựng dựa trên các quy định như sau:
- Lương cơ bản và các chế độ phụ cấp hiện hành (gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực và phụ cấp độc hại) theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.
- Các quy định về định mức lao động của TTXVN. - Chỉ tiêu biên chế định biên Bộ Nội vụ giao.
- Thông báo giao chỉ tiêu biên chế của Tổng giám đốc TTXVN cho các đơn vị trực thuộc.
- Số lao động hợp đồng có thời hạn một năm trở lên được lãnh đạo TTXVN duyệt. - Hệ thống định mức lao động cho từng đơn vị.
Dựa trên các quy định nói trên, TTXVN đã xác định quỹ lương như sau:
Căn cứ xác định:
- Số biên chế có mặt tại thời điểm 31/12 của năm trước thực hiện theo chỉ tiêu được Tổng giám đốc TTXVN giao.
- Số lao động hợp đồng không xác định thời hạn và lao động hợp đồng xác định thời hạn từ 1 năm trở lên, tính đến ngày 31/12 năm trước và được lãnh đạo TTXVN duyệt.
- Hệ số lương bình quân và hệ số phụ cấp bình quân của đơn vị theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.
Quỹ tiền lương được xác định như sau: Quỹ tiền lươn g của đơn vị = Lương tối thiểu chung người/thán g do nhà nước quy định x Hệ số điều (1+ chỉnh) tăng thêm x Hệ số lương cấp bậc b/q và hệ số p/c lương b/q x Số lao động trong biên chế và lao động hợp đồng có thời hạn 1 năm x 12 tháng
Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa: 2 lần
- Hệ số lương cấp bậc bình quân và hệ số phụ cấp bình quân tính theo lương thực tế thực hiện của cán bộ trong biên chế và lao động hợp đồng có thời hạn từ 1 năm trở lên theo Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993.
- Việc trích nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Chế độ tiền công đối với lao động hợp đồng vụ việc, hợp đồng thử việc:
Trong phạm vi chỉ tiêu biên chế và quỹ tiền lương được giao, thủ trưởng đơn vị chủ động bố trí, sắp xếp lao động cho phù hợp, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Các đơn vị có sử dụng một số lao động hợp đồng thử việc và hợp đồng vụ việc có thời hạn dưới 1 năm, được lãnh đạo TTXVN cho phép, sẽ được sử dụng một khoản kinh phí ngoài quỹ lương được giao để thuê mướn lao động. Tiền công của lao động hợp đồng thử việc và lao động hợp đồng vụ việc được thực hiện theo hình thức khoán gọn. Mức tiền cụ
thể dựa trên sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật hiện hành và được Tổng giám đốc TTXVN phê duyệt.
* Phương án và hình thức chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động. Căn cứ trả lương cho người lao động:
- Trước hết đảm bảo tiền lương cơ bản và các chế độ phụ cấp do Nhà nước quy định cho số lao động trong biên chế và lao động hợp đồng có thời hạn từ 1 năm trở lên theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ, sau đó mới chi trả thêm cho từng người lao động được tính dựa trên chất lượng và hiệu quả công việc theo nguyên tắc: Người nào có hiệu suất lao động cao, chất lượng công việc tốt, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả cao.
- Căn cứ vào định mức lao động của đơn vị xác định cho từng loại công việc và cho từng người (bằng sản phẩm theo định biên lao động hoặc công việc theo thời gian).
- Căn cứ vào kết quả hoàn thành công việc được thủ trưởng đơn vị giao có bình xét chấm điểm phân loại.
Hình thức trả lương cho người lao động:
- Đối với khối các ban biên tập, tòa soạn
Các ban biên tập, sản xuất tin- ảnh, các phân xã và các tòa soạn, gồm phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên được trả lương theo sản phẩm căn cứ vào định mức tin, bài, ảnh được duyệt, số lượng, chất lượng sản phẩm được giao và mức độ hoàn thành công việc.
- Đối với khối kỹ thuật.
Chủ yếu áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, theo đặc thù công việc.
- Đối với khối các ban chức năng, các trung tâm, các văn phòng đại diện và các đơn vị còn lại.
áp dụng hình thức trả lương theo mức độ hoàn thành công việc.
Tiêu chuẩn chung để làm căn cứ chi trả cho người lao động:
Mức 1: Hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo ngày công, giờ công theo quy định của Nhà nước, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị được hưởng mức lương cơ bản hệ số 1 (bao gồm lương, phụ cấp lương theo Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 và các chế độ bảo hiểm xã hội khác theo quy định).
Mức 2: (phần tăng thêm): Vượt định mức hoặc hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức độ tốt trở lên, đảm bảo ngày công, giờ công theo quy định của nhà nước, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, không có sai sót trong chuyên môn.
Thủ trưởng đơn vị được quyền quyết định tăng mức hưởng đối với những người hoàn thành xuất sắc các công việc hoặc hạ mức hưởng đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm khuyết điểm, để xảy ra sai sót trong công tác chuyên môn, số tăng thêm không vượt quá mức được phép chi của đơn vị trình Ban lãnh đạo cơ quan xem xét, quyết định.
Chế độ khen thưởng:
Ngoài hai mức hưởng như trên, các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, thủ trưởng đơn vị, sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn tại đơn vị, trình Tổng giám đốc xét khen thưởng đột xuất.
Tiền lương cá nhân:
Tiền lương cá nhân được trả theo tháng và chia làm 2 kỳ: kỳ 1 trả phần lương cơ bản (mức 1), chậm nhất vào ngày 10 hàng tháng. Kỳ 2 trả phần tăng thêm được hưởng, không chậm hơn ngày cuối cùng của tháng đó.
Căn cứ vào quỹ tiền lương thực tế của đơn vị, tiền lương cơ bản của người lao động được xác định như sau:
Tiền lương của cá nhân
=
Lương tối thiểu chung người/tháng do Nhà nước qui định x Hệ số (1+ điều chỉnh) tăng thêm x Hệ số lương cấp bậc và hệ số phụ cấp lương
Hàng tháng, căn cứ vào Quỹ lương do Tổng giám đốc TTXVN giao cho các đơn vị, thủ trưởng đơn vị căn cứ vào định mức lao động, kết quả hoàn thành công việc của cá nhân được giao trong tháng tiến hành bình xét để trả lương cho từng người lao động theo 2 mức nói trên.
Trước tiên, đảm bảo mức lương cơ bản gồm lương và phụ cấp theo lương theo Nghị định số 25/CP của Chính phủ và lấy đây làm căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn hàng tháng.
Phần lương tăng thêm (hệ số điều chỉnh tăng thêm của cá nhân) do thủ trưởng đơn vị kết hợp cùng công đoàn đơn vị xem xét, đánh giá, phân loại và quyết định hệ số tăng thêm của cá nhân trên nguyên tắc cá nhân nào có năng suất lao động cao, chất lượng công việc tốt, đóng góp nhiều cho việc tăng nguồn thu, tiết kiệm chi thì được hưởng cao.
Hàng tháng, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc TTXVN về kết quả công việc được giao của đơn vị mình và công tác phân phối thu nhập cho từng người lao động trong đơn vị, đảm bảo đoàn kết trong nội bộ đơn vị và hoàn thành tốt công việc được giao.
Các trường hợp nghỉ phép năm, nghỉ ốm, nghỉ thai sản được thực hiện theo quy định hiện hành của chế độ bảo hiểm xã hội. Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan cử đi học, đào tạo ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài từ 1 đến 3 tháng thực hiện theo quy định hiện hành. Ngoài ra, thủ trưởng đơn vị có thể quyết định trợ cấp từ Quỹ phúc lợi cho các đối tượng này sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn.
Chế độ thanh toán tiền, tiền công:
Việc thanh toán tiền lương, tiền công cho người lao động thực hiện theo tháng. Mẫu biểu theo quy định tại Phụ lục số 01 - Mẫu số CO2 - H (ban hành kèm theo quyết định số 999- TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996 và sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 121/2002/TT/BTC ngày 03/12/2002 của Bộ Tài chính).
Các đơn vị hàng tháng sẽ thống kê tình hình thực hiện sản lượng sản phẩm, định mức lao động, năng suất lao động của từng người. Trên cơ sở đó, tính toán mức được hưởng để làm căn cứ chi trả.
Thuế thu nhập cá nhân về tiền lương và tiền công (nếu có): Người lao động có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các đơn vị trực tiếp chi trả tiền lương cho người lao động có trách nhiệm khấu trừ khoản thuế thu nhập phải nộp (nếu có) của người lao động trước khi chi trả lương.
Những khoản kinh phí về tiền lương, tiền công, phụ cấp được giao trong tháng và năm nếu sử dụng không hết, các đơn vị được chuyển sang tháng và năm sau để tiếp tục sử dụng hoặc chuyển sang nguồn quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
Trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút, không đảm bảo mức tiền lương tối thiểu cho người lao động, thủ trưởng đơn vị thống nhất với tổ chức công đoàn sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo mức tiền lương, tiền công, thu nhập tối thiểu cho người lao động.