Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành kỷ luật tài chính nội bộ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp thuộc Thông tấn xã Việt Nam potx (Trang 78 - 79)

tài chính nội bộ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam

Kỷ luật tài chính ở các ĐVSN thuộc TTXVN hiện nay còn chưa nghiêm, bản thân mỗi đơn vị chưa muốn áp dụng các chế tài để tăng cường kỷ luật tài chính nên còn những vấn đề tài chính tồn đọng chưa giải quyết được. Vì vậy, đồng thời với việc đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong công tác quản lý tài chính, việc áp dụng các chế tài trong những trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính là điều rất cần thiết và hoàn toàn hợp lý.

Các ĐVSN cần rà soát lại toàn bộ các quy định nội bộ đã ban hành, nghiên cứu, bổ sung cụ thể trách nhiệm từng cá nhân, tập thể có liên quan và các chế tài trong mỗi quy định nội bộ đó. Đồng thời, cần phải coi kỷ luật tài chính là một nội dung cấu thành, không thể thiếu trong mỗi quy định tài chính nội bộ chuẩn bị xây dựng mới. Ví dụ, trong quy chế quản lý kinh phí xây dựng cơ bản, cần quy định rõ với mỗi mức độ vi phạm về mục đích sử dụng kinh phí, thời hạn thanh quyết toán kinh phí, lãng phí,....sẽ có hình thức xử phạt tài chính tương ứng với từng đối tượng (tập thể, cá nhân), nếu lặp lại sai lầm cần chuyển sang cấp độ xử phạt cao hơn...

Mặt khác, trong quá trình xử lý các nghiệp vụ tài chính hiện nay, các ĐVSN thường mới chỉ thực hiện theo tư duy chủ quan của cá nhân người thực hiện, nên không có sự đồng bộ, nhất quán trong toàn đơn vị, không cho phép chủ thể quản lý kiểm soát được đầy đủ các nội dung cần thực hiện. Trong thời gian tới, các ĐVSN

nên xem xét, phân loại các nghiệp vụ tài chính phát sinh tại đơn vị thành những nhóm nghiệp vụ chủ yếu và thiết lập các quy trình tác nghiệp, kiểm soát cụ thể cho từng nhóm nghiệp vụ. Các quy trình này cần được ban hành thành văn bản, áp dụng thống nhất trong toàn đơn vị để đảm bảo tính thống nhất, nhất quán, tránh bỏ sót các thao tác nghiệp vụ tài chính cần thiết. Ví dụ như: quy trình theo dõi và kiểm soát các nguồn thu (theo nội dung thu, theo đơn vị thực hiện, theo thời gian thực hiện,...), kiểm soát các khoản chi (theo nội dung chi, theo đơn vị thực hiện, theo độ lớn các khoản chi, theo thời gian thực hiện,...).

Việc tăng cường kỷ luật tài chính phải bắt đầu từ chính cán bộ lãnh đạo đơn vị. Bởi vì, chỉ khi các cán bộ lãnh đạo đơn vị nhận thức rõ tầm quan trọng của kỷ luật tài chính, gương mẫu thực hiện kỷ luật tài chính và trực tiếp chỉ đạo các bộ phận trong đơn vị thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính đã được thiết lập, thì các quy chế tài chính nội bộ của đơn vị mới phát huy được tác dụng mong muốn. Nếu không đáp ứng yêu cầu này, thì một quy chế dù được xây dựng chặt chẽ, khoa học đến đâu cũng chỉ là một tập giấy vô nghĩa nằm trong tủ tài liệu.

Hàng năm, các ĐVSN cũng cần có tổng kết, đánh giá về tình hình thực hiện kỷ luật tài chính tại đơn vị mình, tuyên dương, khen thưởng các bộ phận chấp hành tốt kỷ luật tài chính và kiên quyết xử lý các bộ phận chấp hành chưa tốt kỷ luật tài chính của đơn vị mình.

3.2.2.2. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của các Ban chức năng thuộc Thông tấn xã Việt Nam đối với quá trình chấp hành kỷ luật tài chính ở

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp thuộc Thông tấn xã Việt Nam potx (Trang 78 - 79)