nghiệp thuộc Thông tấn xã Việt Nam
* Nguyên nhân không thuộc về TTXVN:
Trong thời gian gần đây, Nhà nước đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác cải cách hành chính và pháp luật. Trong đó, hệ thống các văn bản pháp luật tài chính của Nhà nước cũng liên tục được sửa đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt nam nên việc theo dõi, nắm bắt kịp thời các thông tin này đã là khó, việc hiểu và vận dụng đúng chế độ lại càng khó khăn hơn.
Mặt khác, cho đến thời điểm này, Nhà nước vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn nào về chế độ tài chính của các ĐVSN cụ thể trong từng ngành. Đây là điểm thuận lợi để đơn vị nêu cao tính tự chủ, nhưng ngược lại, cũng là điểm bất lợi cho các ĐVSN. Vì vậy, TTXVN dù đã rất cố gắng trong việc xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho các ĐVSN của mình, nhưng cũng không khỏi lúng túng vì thiếu hành lang pháp lý.
Hơn nữa, Nhà nước đã khoán chi cho các ĐVSN, nhưng lại quản lý rất chặt các mục chi, nên gây rất nhiều khó khăn cho các đơn vị trong việc tự chủ về mặt tài chính, làm cho ĐVSN không linh hoạt trong việc sử dụng kinh phí nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
* Nguyên nhân thuộc về TTXVN:
- TTXVN chưa mạnh dạn tạo quyền chủ động về tài chính cho các đơn vị nên các ĐVSN còn phụ thuộc rất nhiều vào Văn phòng TTXVN, tính tự chủ về tài chính của các đơn vị dường như chỉ giới hạn trong những gì đã được cấp cho đơn vị. Chính sự phụ thuộc này cũng là nguyên nhân dẫn đến một số đơn vị đã vận dụng sai quy định trong công tác quản lý tài chính cốt để sử dụng hết kinh phí được giao.
- Hệ thống quy chế chi tiêu nội bộ hiện nay đang sử dụng của TTXVN tuy đã được xây dựng khá chi tiết, rõ ràng nhưng vẫn chưa đầy đủ. Nhiều nội dung chi chưa được đưa vào định mức nên TTXVN lại phải cấp bổ sung kinh phí ngoài kế
hoạch cho các ĐVSN vào quý 4 hàng năm. Hơn nữa, quy chế chi tiêu được xây dựng từ năm 2003 đến nay đã lạc hậu do nhiều điều kiện kinh tế, mặt bằng giá cả đã thay đổi.
- Hiện nay, TTXVN cấp gần như toàn bộ kinh phí hoạt động cho các ĐVSN. Chính vì quan hệ xin cho được duy trì và bao trùm lên các quan hệ kinh tế, nên bản thân các ĐVSN chưa có động lực mạnh mẽ để phát triển hoạt động dịch vụ, phát triển nguồn thu tại đơn vị.
- TTXVN đã tạo điều kiện cho các đơn vị được chủ động cân đối thu, chi dịch vụ nhưng bản thân các đơn vị lại chưa có ý thức cao trong việc quản lý các khoản chi này nên chưa tự xây dựng hệ thống định mức chi phí hợp lý cho hoạt động dịch vụ của mình.
- Năng lực của đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán tại các ĐVSN chưa đều, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chuyên môn, chưa am hiểu sâu về công tác quản lý tài chính ở các ĐVSN. Trong khi đó, bản thân từng kế toán viên cũng chưa thực sự nỗ lực tự đào tạo, cập nhật kiến thức mới,... nên còn nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác chuyên môn.
Chương 3
Phương hướng và giải pháp đổi mới quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp thuộc Thông tấn xã Việt nam