Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch theo hướng tập trung cho các ngành có khả năng cạnh tranh cao

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 74)

II. Vốn đầu tư phát triển NN 2573,303 3725

1.4.7.Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch theo hướng tập trung cho các ngành có khả năng cạnh tranh cao

khả năng cạnh tranh cao

Công tác quy hoạch nông, lâm, thủy sản thời gian qua trên địa bàn tỉnh bên cạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ một số tồn tại như quy hoạch chưa được những vùng nguyên liệu, chăn nuôi sản xuất lớn phục vụ ngành công nghiệp chế biến cả về chất lượng, số lượng cũng như sự ổn định của vùng nguyên liệu. Đồng thời, thiếu sự kết hợp giữa quy hoạch với xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách, đầu tư, khoa học công nghệ, khuyến nông. Với yêu cầu của thời kỳ hội nhập hiện nay, các loại nông sản của nước ngoài tràn ngập khắp thị trường trong nước như hiện nay đặc biệt là các loại nông sản của Trung Quốc, để ngành nông nghiệp Hải Dương phát triển và cạnh tranh được cần có quy hoạch cho từng ngành nông nghiệp, xác định yếu tố mũi nhọn có khả năng cạnh tranh đồng thời cũng phải phù hợp với điều kiện sản

xuất tự nhiên của tỉnh. Trong thời gian tới công tác quy hoạch của Hải Dương cần phải chú ý tới các tới một số vấn đề sau:

- Quy hoạch về sản xuất lúa gạo cần tập trung theo hướng đầu tư, nâng cao năng suất chất lượng cao tại một số huyện có diện tích đất nông nghiệp màu mỡ như tại Ninh Giang, Thanh Miện, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ. Kiên quyết giữ những diện tích đất trồng lúa màu mỡ cho năng suất cao. Những vùng đất trũng trồng lúa gặp nhiều khó khăn thì có thể chuyển sang làm trang trại chăn nuôi và thả cá. Những diện tích đất xấu ít màu mỡ có thể chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất chuyên dụng hoặc xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh. Đối với các cây ăn quả nên giữ nguyên diện tích những cây ăn quả đã có và không khuyến khích mở rộng đặc biệt là đối với cây vải, vì hiện nay quả vải rất khó tiêu thụ do sản lượng vải quả hàng năm đã bị bão hòa và rất khó xuất khẩu cũng như bảo quản. Nên tập trung vào các biện pháp canh tác và cải tạo giống để nâng cao năng suất, chất lượng quả, tăng thu nhập.

- Trong công tác quy hoạch đối với ngành chăn nuôi và thủy sản cần thận trọng mở rộng chăn nuôi cần gắn liền với nâng cao chất lượng công tác thú y. Cần có những chính sách cụ thể về đất đai, hỗ trợ tài chính cho hình thành các khu chăn nuôi tập trung thúc đẩy chăn nuôi hàng hóa và quản lý dịch bệnh đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường cho các khu dân cư. Đối với việc quy hoạch thủy sản tập trung cần tránh tình trạng ồ ạt, vượt quá khả năng hỗ trợ của ngân hàng chính sách về xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính.

- Mặc dù lâm nghiệp Hải Dương khônh phát triển do diện tích rừng ít nhưng cũng cần có những quy hoạch cụ thể đối với các loại rừng để đảm bảo sự phát triển bền vững của rừng và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ rừng.

KẾT LUẬN

Tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 5 năm (2004 – 2008) đã thu được những thành tựu đáng kể. Đóng góp một phânà đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Hải Dương vẫn còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn. Những giải pháp đưa ra trong bài viết có thể chưa phải là những giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Hải Dương hiện nay nhưng hy vọng rằng nó có thể đóng góp vào việc hoạch định những chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp Hải Dương trong thời gian tới. Để nông nghiệp Hải Dương có thể phát huy được tối đa những tiềm năng vốn có và đạt được những kết quả cao hơn.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 74)