GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
1.3. Nhu cầu vốn đầu tư cho nông nghiệp giai đoạn (2006 – 2020)
Trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu vốn cho phát triển và nguồn lực đảm bảo cho thực hiện chiến lược phát triển đất nước luôn là bài toán khó. Đầu tư vào nông nghiệp thường cho lợi nhuận thấp và rủi ro cao. Do tầm quan trọng chiến lược và những yếu tố đặc thù, thời gian qua nhà nước đã quan tâm bố trí ngân sách đầu tư vào nông – lâm - thủy sản với tỷ lệ vốn khá cao.
Giai đoạn đến năm 2010 và những năm tiếp theo hướng đầu tư cho – nông – lâm vẫn cần được tăng cường, song tỷ lệ huy động vốn từ nguồn tín dụng và dân doanh cũng như vốn thu hút đầu tư nước ngoài cần được mở rộng hơn, tăng nhanh hơn đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước đầu tư cũng giảm dần, giai đoạn 2006 – 2010 chiếm 30,4%, giai đoạn 2011 – 2015 chiếm 32,35%, giai đoạn 2016 – 2020 chiếm 31,04%.
Các hướng đầu tư chủ yếu:
Về thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của tỉnh được tuy hàng năm được cải tạo nâng cấp, nhưng thường không đồng bộ. Quá trình khai thác và dưới tác động của thiên nhiên, nhiều
của khí hậu và quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện trên sông, quá trình phát triển kinh tế cũng như nhu cầu thâm canh phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải đánh giá, quy hoạch lại hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng trong đó có Hải Dương, Viện quy hoạch thủy lợi Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đang tiến hành nhiệm vụ này. Các chỉ tiêu được xác định qua quy hoạch sẽ là căn cứ cho việc đầu tư xây dựng hệ thống thời gian tới. Hướng đầu tư chủ yếu sẽ là:
- Nâng cấp hệ thống đê điều, xây dựng các tuyến đê kè đảm bảo ổn định dòng chảy, chống sạt lở, cứng hóa toàn bộ mặt đê, xây mới thay thế các cống qua đê cũ hỏng và đảm bảo phòng chống lũ lụt.
- Xây dựng nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi nội đồng phù hợp với các chỉ tiêu quy hoạch thủy lợi điều chỉnh. Nạo vét các trục nước chính của hệ thống thủy nông. Cải tạo, thay thế các trạm bơm trục ngang đã cũ bằng máy trục đứng. Nâng cao hệ số tiêu thoát nước để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất nông nghiệp, xây dựng và nâng cấp các hồ chứa nước dung tích lớn khu vực bắc đường 18 đối với khu vực sản xuất rau chuyên canh chất lượng cao, rau an toàn.
Về nông, lâm, thủy sản
Đầu tư theo các chương trình, dự án từng thời kỳ, đặc biệt chú trọng đến các chương trình giống và các dự án vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt, các vùng sản xuất tập trung.
Bảng 2.3: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2020
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020