9 Lâm nghiệp tỷ đ 21,108 21,661 22,35 32,675 2,
1.4.2.1. Quy mô nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp còn nhỏ bé và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
Giai đoạn 2004- 2008, tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp Hải Dương chỉ đạt 6355,64 tỷ đồng, bằng 16% tổng vốn đầu tư của nền kinh tế (38930 tỷ đ) quá thấp so với mức bình quân của cả nước. Trong khi đó có tới 60% lao động làm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và trong giai đoạn này trung bình nông nghiệp đóng góp tới 16% giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế trên địa bàn tỉnh. Điều này cho thấy quy mô nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp đang mất cân đối nghiêm trọng so với quy mô nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ. Nếu nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp không được tăng cường thu hút thì ngành nông nghiệp Hải Dương sẽ ngày càng tụt hậu hơn so với ngành công nghiệp và dịch vụ. Với quy mô vốn như vậy sẽ không thể đáp ứng được những đòi hỏi đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông nghiệp để phục vụ sản xuất và không phát huy được những tiềm năng vốn có về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. Do vậy cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp đã yếu kém lại có bộ phận xuống cấp nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, cơ sở chế biến nông sản, hệ thống trạm trại, nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Thiếu vốn đầu tư cho nông nghiệp nên khả năng tái tạo vốn rừng rất hạn chế, cả trồng rừng, nuôi rừng phát triển chậm. Xu hướng giảm sút ngành lâm nghiệp trong 5 năm qua 2004 -2008 có nguyên nhân thiếu vốn đầu tư từ ngân sách. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng quá nhỏ. Thiếu vốn trở thành thách thức lớn nhất đối với quá trình phát triển nông nghiệp ở Hải Dương theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường.
1.4.2.2.Cơ cấu nguồn vốn đầu tư chưa hợp lý
Đầu tư từ nguồn ngân sách (ngân sách địa phương và ngân sách trung ương) cho lĩnh vực nông nghiệp mặc dù chiếm tỷ trọng cao song chưa đáp ứng được
Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân những năm qua vẫn chủ yếu phải dựa vào nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước nguồn vốn đầu tư huy động từ khu vực ngoài nhà nước chưa giữ được vai trò chủ đạo. Vốn FDI vào khu vực nông nghiệp, nông thôn thấp mặc dù có xu hướng nhích dần lên nhưng rất chậm chạp chưa thu hút được các quốc gia lớn đầu tư vào nông nghiệp. Hiệu quả hoạt động của các dự án FDI chưa cao, triển khai chậm, nhiều dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh trong tình trạng kinh doanh thua lỗ.
Cơ cấu đầu tư từ nguồn ngân sách chưa thực sự hợp lý, mới quan tâm đầu tư cho đầu vào phục vụ phát triển sản xuất (đầu tư cho công tác giống, cho thuỷ lợi là chính) và chủ yếu là để phục vụ trồng lúa mà chưa quan tâm đến đầu ra của sản xuất, đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông hàng hóa, cho công tác bảo quản, chế biến sau thu hoạch, công tác thông tin thị trường, tăng cường tiềm lực quản lý nhà nước. Vì vậy, một số nông sản làm ra chất lượng chưa cao, chủng loại, mẫu mã chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường, giá thành vẫn cao hơn dẫn đến khả năng cạnh tranh khó khăn; tỷ lệ nông sản qua chế biến thấp, phần lớn hàng nông sản xuất khẩu vẫn là sản phẩm thô; tình trạng sử dụng kháng sinh, hóa chất trong sản xuất, chế biến nông sản gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm không kiểm soát được, vấn đề kiểm soát dịch bệnh cây trồng, vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng đầu tư tự phát, không theo quy hoạch còn khá phổ biến, dẫn đến hậu quả tiêu cực về kinh tế và môi trường, một số sản phẩm được đầu tư nhiều vượt quy hoạch dẫn đến cung vượt cầu, giá cả sụt giảm, tiêu thụ khó khăn, gây thiệt hại cho chính người nông dân. Đặc biệt là những loại cây ăn quả ở tỉnh điệp khúc “trồng, chặt” vẫn còn diễn ra thường xuyên.