Tăng cường đầu tư vào khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

II. Vốn đầu tư phát triển NN 2573,303 3725

1.4.5.Tăng cường đầu tư vào khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp

nước theo phương thức khép kín từ sản xuất - chế biến – tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

- Tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản gần với vùng nguyên liệu. Quy hoạch điểm giết mổ gia cầm gắn với tiêu thụ sản phẩm. Có những chính sách ưu đãi kích thích sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu. Thực hiện song song 2 hướng: đầu tư đổi mới hiện đại hoá thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp chế biến nông sản hiện có; đầu tư xây dựng các doanh nghiệp chế biến mới với trình độ công nghệ hiện đại.

1.4.5. Tăng cường đầu tư vào khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp nghiệp

Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ là điều kiện cơ bản nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Đê ngành nông nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ và vượt bậc thì khoa học công nghệ đóng vai trò quyết định. Nhiều loại giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên đã thay thế cho những loại giống cũ. Khoa học và công nghệ bước đầu phát huy vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu chuyển đổi nhanh, có hiệu quả và bền vững sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của nông sản, hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trên địa bản tỉnh Hải Dương vẫn còn nhiều bất cập. Đến nay, rất nhiều huyện, kể cả những nơi sản xuất hàng hoá tập trung, vẫn tồn tại kỹ thuật canh tác kiểu cổ truyền, sử dụng giống cây con năng suất, chất lượng thấp, không thích ứng với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước dẫn tới năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi thấp

sản phẩm làm ra đem lại giá trị không cao. Ngoài ra, tình trạng lạm dụng những chế phẩm hoá học trong trồng trọt và chăn nuôi đã gây ảnh hưởng xấu tới cả người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

Để khoa học và công nghệ góp phần tích cực vào phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, trong những năm trước mắt cần chú trọng tập trung nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ cao việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, khai thác các lợi thế của từng vùng sinh thái vừa đảm bảo phát triển bền vững, vừa nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Với từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi, cần chú ý đổi mới công nghệ đồng bộ ở các khâu trước, trong và sau sản xuất theo hướng hiện đại. Đẩy mạnh việc phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp bằng việc thay thế các giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng thấp, không phù hợp với yêu cầu thị trường bằng các loại giống cây mới có năng suất, chất lượng cao, bảo đảm được những tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt nhất theo yêu cầu thị trường trong và quốc tế.

Cùng với việc ứng dụng kỹ thuật canh tác và những giống cây trồng, vật nuôi mới để tạo nông sản hàng hoá có chất lượng cao, giá thành hạ và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, cần hết sức coi trọng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào khâu sau thu hoạch. Đây là khâu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm tổn thất, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng. Ngoài việc hiện đại hoá kỹ thuật phơi sấy, cần chú trọng nghiên cứu các phương pháp bảo quản rau, hoa, quả, thịt và các loại nông sản thực phẩm khác. Bảo đảm đưa đến người tiêu dùng những nông sản tươi sống hấp dẫn cảm quan bằng màu sắc, hương vị và bảo đảm tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay công tác thu hoạch và bảo quản những loại trái cây đặc sản như vải, nhãn trên địa bàn tỉnh rất kém dẫn đến giá trị của những loại hoa quả này bị giảm đi đáng kể do vải chín đồng loạt trong một thời gian ngắn dẫn tới giá rẻ mà nông dân lại không có điều kiện để bảo quản. Gây thiệt về giá rất nhiều cho người nông dân trồng vải. Làm tốt được công tác

bảo quản thì giá trị của cây vải và nhiều loại cây trồng khác trên địa bàn tỉnh sẽ được nâng lên rất nhiều.

Để thực hiện tốt việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp cần phải tích cực xây dựng và đẩy mạnh các chương trình trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và các chương trình có liên quan đến sản xuất nông nghiệp như chương trình : kiên cố hóa kênh mương, nạc hóa đàn lợn, cơ giới hóa, dồn ô đổi thửa...

Bên cạnh đó cũng phải chú trọng tới việc xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của ngành nông nghiệp bao gồm các nội dụng sau: Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, hệ thống trung tâm giống cây trồng, bồi dưỡng kiến thức sản xuất nông nghiệp cho người nông dân. Về đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ cần có những chính sách khuyến khích cả về vật chất và tinh thần để họ gắn bó để họ phát huy được năng lực sáng tạo có những đóng góp xứng đáng, đồng thời có những chính sách ưu đãi đặc biệt được nhân tài về phục vụ quê hương đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ. Gấp rút đào tạo những công nhân lành nghề, các kỹ thuật viên cho các cơ sở nông lâm ngư nghiệp. Đối với các trung tâm giống cây trồng trên địa bàn tỉnh cần phải được cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới. Vì giống trong sản xuất nông nghiệp là nhân tố mang tính chất quyết định tới năng suất và chất lượng nông sản. Không những thế với nguồn giống đảm bảo còn tránh được tình trạng lây lan những dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm xảy ra liên miên trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây như: dịch cúm gia cầm H5N1, dịch tai xanh ở lợn, dịch lở mồm ở trâu bò...Với tốc độ phát triển của các trang trại chăn nuôi và trồng trọt như hiện nay ở Hải Dương thì nhu cầu về cây con giống lại càng lớn, do vậy để đáp ứng được nhu cầu này Hải Dương cần phải chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp các trung tâm cây con giống đảm bảo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Việc phát triển các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần hạ giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Vấn đề bồi dưỡng kiến thức cho lao động nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với việc áp dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất. Việc bồi dưỡng cần chú ý cả hai hướng:

- Bồi dưỡng kiến thức cho người lao động hiện tại thông qua các hình thức thích hợp như trình diễn kỹ thuật, mô hình, tham quan...

- Bồi dưỡng kiến thức cho nguồn lao động tương lai thông qua các chương trình dạy nghề nông trong trường học và lồng ghép với việc học ngoại khóa của các em học sinh.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)