II. Vốn đầu tư phát triển NN 2573,303 3725
1.4.2. Bố trí nguồn lao động hợp lý cho phát triển nông nghiệp
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, nguồn lao động trong nông nghiệp có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn lao động. Song cùng với quá trình công nghiệp hóa, nguồn lao động có xu hướng cả về tương đối và tuyệt đối. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có đặc điểm riêng so với các ngành vật chất khác, trước hết là mang tính thời vụ cao, nó làm phức tạp quá trình sử dụng yếu tố nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp và nó có xu hướng thu hẹp không ngừng về số lượng và được chuyển sang ngành khác trước hết là công nghiệp với đội ngũ lao động có trình độ trẻ khỏe. Vì thế số người ở lại trong khu vực nông nghiệp thường là những người có độ tuổi trung bình cao và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên. Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng và toàn quôc nói chung thì sự di chuyển nguồn lao động từ nông nghiệp sang các ngành này là một lẽ tất yếu. Tuy vậy tỉnh Hải Dương cũng cần phải có những kế hoạch cụ thể để bố trí nguồn lao động một cách hợp lý và có những cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích người dân tích cực tham gia sản xuất nông nghiệp tránh sự di chuyển ồ ạt lao động từ nông thôn lên thành thị và ra các vùng khác. Vì con người là chìa khóa của sự phát triển. Nếu tình trạng lao động nông nghiệp Hải Dương cứ mãi như hiện nay (có tới 60% lao động sản xuất nông nghiệp trong tổng số lao động của địa bàn nhưng chủ yếu là những người trên 40 tuổi và phụ nữ) thì ngành nông nghiệp sẽ không nhanh chóng phát triển được và ngày càng tụt hậu hơn so với ngành công nghiệp và dịch vụ vì vịêc ứng dụng khoa học công nghệ và tiếp thu những kiến thức mới sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Phương hướng bố trí lao động cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Hải Dương trong thời gian tới:
- Đẩy mạnh việc mở rộng quy mô sản xuất, thâm canh tăng vụ để thu hút thêm nhiều việc làm, tăng sản phẩm hàng hóa và tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp, nâng cao thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 85% năm 2010 và 92% năm 2020. - Đưa máy móc thiết bị vào các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động. Lao động trong ngành nông nghiệp phấn đấu giảm từ 70,57%
năm 2005 xuống còn 53% năm 2010, năm 2015 giảm còn 46% và đến năm 2020 còn 35% trong tổng lao động xã hội.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo. Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm xúc tiến hỗ trợ việc làm cho người lao động. Củng cố mới hoạt động của hệ thống đào tạo nghề, giải quyết tốt mối quan hệ giữa người đào tạo lao động và người sử dụng lao động. Chú trọng đào tạo nghề cho nông dân ở những nơi bị thu hồi đất.
Mặc dù tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng trong khu vực nông nghiệp tình trạng thiếu việc làm vẫn xảy ra. Do vậy cần phải tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho khu vực nông thôn. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa cây trồng, hướng vào những cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu để tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Để giảm khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị cần phải tạo việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn. Giảm tỷ trọng hộ thuần nông, tăng hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ. Mặt khác tăng cường tiết kiệm trong dân cư nông thôn đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn thông qua việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các thị trấn, các tụ điểm dân cư để thu hút lực lượng lao động trẻ ở nông thôn vừa tạo ra những sản phẩm tiêu dùng phục vụ dân cư nông thôn bằng những chính sách cởi mở khuyến khích dân cư đầu tư phát triển mạnh công nghiệp nông thôn.