Các điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 57)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

1.2.2. Các điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Hải Dương

tỉnh Hải Dương

Sự phát triển của ngành công nghiệp có tác động quan trọng tới sự phát triển nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới nông nghiệp là công nghiệp chế tạo máy móc

mẽ của công nghiệp kéo theo quá trình đô thị hóa và dịch chuyển lao động dân cư, mở rộng nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản. Đây là một tác động thuận lợi của sự phát triển các ngành công nghiệp đối với dịch vụ.

Sự phát triển của giao thông, vận tải và các ngành dịch vụ giúp cho thông thương sản phẩm nông nghiệp được nhanh chóng, thuận tiện, làm giảm các chi phí phụ trợ của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Trong giai đoạn đến năm năm 2020, việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp, khu đô thị tạo thành các hành lang kinh tế tổng hợp, đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương nói chung và phát triển nông nghiệp Hải Dương nói chung.

Các hành lang kinh tế cũng tạo điều kiện rất thuận lợi đối với sự phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Hành lang kinh tế Việt – Trung: thông qua các cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc. Các tỉnh Vân Nam, Nam Ninh, Đông Hưng (Trung Quốc) đều có số dân khoảng 50 triệu người/ tỉnh, giàu tiềm năng về khoáng sản (nhất là quặng thiếc) và du lịch, hoa, cây cảnh. Đường từ Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) tới cảng biển gần nhất thuận tiện nhất chính là Hải Phòng. Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản các dịch vụ thương mại, du lịch dọc theo tuyến hành lang này trong những năm tới sẽ rất phát triển. Trục giao thông đường số 5 Hà Nội nối cảng biển Hải Phòng đã đang và sẽ phát triển thành một hành lang kinh tế quan trọng và nhộn nhịp vào bậc nhất miền Bắc. Các điểm đô thị, khu công nghiệp gần nhau tạo thành chuỗi liên tiếp Sài Đồng, Ha nell, Phố Nối A, Phố Nối B, Phúc Điền, Tân Trường, Đại An, Việt Hoà, Nam Sách, Lai Vu, Phú Thái, Đò Nống - chợ Gạo, Nomuta, nam cầu Kiền, Đình Vũ, Tràng Duệ sẽ được điều chỉnh và bố trí đường gom đảm bảo thông thoáng, đồng thời tạo mối liên kết và giao lưu phát triển kinh tế đa dạng, phong phú.

Hành lang kinh tế Nội Bài - Hạ Long (đi qua Chí Linh) theo đường cao tốc 18. Nhiều công trình sản xuất điện, xi măng, cơ khí chế tạo quy mô lớn sẽ được xây dựng làm cho tuyến hành lang này trở thành hành lang kinh tế mà công nghiệp nặng giữ vai

trò chủ đạo. Nhiều khu công nghiệp mới sẽ hình thành và phát triển: Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Phả Lại, Đông Mai, Hải Yên, Hoành Bồ, Hạ Long.

Hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng theo đường cao tốc mới: Đây là đường cao tốc nằm về phía nam đồng bằng sông Hồng. Nhiều đô thị và khu công nghiệp mới, khu nông nghiệp công nghệ cao sẽ hình thành, khơi dậy nhiều tiềm năng to lớn về lao động, các di tích lịch sử văn hóa.

Sự phát triển của các khu công nghiệp – đô thị theo các hành lang kinh tế, sự phát triển của các loại hình dịch vụ, du lịch trong vùng sẽ thu hút nhiều lao động, làm giảm áp lực dư thừa lao động trong nông thôn. Đồng thời sự chuyển dịch cơ cấu lao động làm cho mức thu nhập của cư dân tăng mạnh. Do vậy, nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp không chỉ tăng về số lượng mà còn đòi hỏi cao hơn về chất lượng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w