Mục tiêu phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 52)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

1.1.1.3. Mục tiêu phát triển nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng một số mô hình, vùng sản xuất có công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm. Mở rộng thâm canh tăng vụ, hình thành vùng sản xuất phù hợp với lợi thế từng địa phương, tạo ra hàng hoá có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.

Phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính. Đưa nhanh các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Phát triển đàn lợn; đàn gia cầm theo mô hình sản xuất, chế biến tập trung gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường chất lượng công tác thú y, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô trang trại và khuyến khích, hỗ trợ các trang trại nông nghiệp xây dựng xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường. Thâm canh và khai thác triệt để diện tích mặt nước, tạo bước đột phá trong nuôi trồng thủy sản; khuyến khích hỗ trợ vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Đẩy mạnh nuôi trồng các giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao, nhất là các giống con đặc sản.

Tập trung làm tốt công tác quản lý, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng tự nhiên. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình 5 triệu ha rừng, phong trào trồng cây nhân dân.

Bảng 2.1: Mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân/năm về giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2020

Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh Hải Dương

Từ bảng trên ta thấy mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp Hải Dương sẽ giảm và duy trì ổn định là 2,2% từ năm 2011 đến năm 2020. Trong đó giá trị sản xuất của tiểu ngành trồng trọt sẽ giảm nhiều nhất, tiếp theo là ngành thuỷ sản và ngành lâm nghiệp hầu như vẫn giữ tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất do đặc điểm của việc trồng rừng và khai thác lâm sản đòi hỏi có thời gian lâu dài và nếu khai thác và trồng rừng hợp lý thì càng về lâu dài rừng càng cho giá trị kinh tế cao.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về sản xuất ngành nông nghiệp Hải Dương đến năm 2020

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1 DT đất nông nghiệp (ha) 101.667 98.000 95.859

2 DT đất trồng lúa (ha) 61.789 58.000 55.000

3 DT cây vụ đông (ha) 35.000 35.000 35.000

4 Hệ số sử dụng đất (lần) 2,76 2,82 2,88 5 Tổng SL l. thực (tấn) 854.000 778.000 739.000 6 SL quả (tấn) 130.000 135.000 140.000 7 SL cây thực phẩm (tấn) 620.000 700.000 700.000 8 SL thịt lợn hơi (tấn) 115.000 140.000 170.000 9 SL thịt gia cầm (tấn) 25.000 30.000 37.000

STT Chỉ tiêu Giai đoạn

(2006 – 2010) Giai đoạn (2011 – 2015) Giai đoạn (2016 – 2020) 1 Toàn ngành 3,5-4 2,2 2,2 2 Nông nghiệp 3,5-4 1,8 1,8 3 Trồng trọt 2 0,2 -0,1 4 Chăn nuôi 9,3 4 4 5 Dịch vụ 9,5 4,2 4 6 Thuỷ sản 10,9 5,2 4,6 7 Lâm nghiệp 4,3 4,3 4,2

Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh Hải Dương

Qua bảng trên ta thấy mục tiêu của ngành nông nghiệp Hải Dương là giảm diện tích đất trồng lúa năm 2010 là 61.789 ha, năm 2015 là 58.000 ha, năm 2020 là 55000 ha nhưng vẫn duy trì diện tích cây rau màu vụ đông là 35.000ha. Điều này chứng tỏ trong những năm tiếp theo nông nghiệp Hải Dương phải tích cực tiến hành thâm canh tăng vụ, triệt để lợi dụng điều kiện đất đai khí hậu của vùng để sản xuất những cây rau màu vụ đông có năng suất cao trên diện tích đất trồng lúa như: su hào, xúp lơ, bắp cải, khoai tây… Điều này cũng đồng nghĩa với việc là hệ số sử dụng đất cũng tăng từ 2,76 năm 2010 đến năm 2,88 năm 2020. Việc tăng cường duy trì diện tích cây màu vụ đông không chỉ góp phần làm tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm của người nông dân trong lúc nông nhàn đồng thời cũng tăng giá trị màu mỡ của đất đai.

Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp giảm đi do hai nguyên nhân chính là một bộ phận lớn đất nông nghiệp bị quy hoạch thu hồi để xây dựng khu công nghiệp và một bộ phận để xây dựng các khu công nghiệp và chuyển đổi thành đất chuyên dùng xây dựng trường học, trạm xá, trụ sở, ủy ban… và một bộ phận diện tích trồng lúa không hiệu quả được chuyển sang diện tích nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả… Việc diện tích trồng lúa bị giảm đi do nguyên nhân thứ nhất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh và xa hơn nữa đó là ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia vì Hải Dương nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng một trong hai vùng trồng lúa lớn nhất nước ta. Chính vì vậy Hải Dương cần có các chính sách bảo vệ và quản lý diện tích đất trồng lúa, loại đất sản xuất lúa tốt nhất phải được bảo vệ nghiêm ngặt, lâu dài không được chuyển đổi sang bất cứ mục đích sử dụng nào khác và cần xử lý nghiêm địa phương xâm phạm đất lúa đã được quy hoạch. Tập trung hệ thống thủy lợi để đảm bảo sản xuất lúa 2 vụ. Để duy trì và đảm bảo sản lượng lương thực trong khi diện tích đất trồng lúa giảm dần thì cần gieo trồng nhiều loại giống lúa mới đảm bảo năng suất, chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Cần phải có được giống lúa thời gian

nhiều điều kiện khắc nghiệt của môi trường thời tiết. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn cả về chủ trương chính sách, và sự trợ giúp từ ngân sách nhà nước.

Trong khi sản lượng lúa giảm đi thì sản lượng của cây ăn quả và cây lương thực sẽ tăng lên theo việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Đây là kết quả của việc thâm canh, tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Sản lượng thịt hơi và thịt gia cầm cũng tăng lên. Lợn và gia cầm là đối tăng chính

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w