9 Lâm nghiệp tỷ đ 21,108 21,661 22,35 32,675 2,
1.3.3.4. Các dịch vụ hỗ trợ hỗ trợ nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành nông nghiệp
triển của ngành nông nghiệp
Các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp bao gồm các hệ thống khuyến nông và thông tin, dịch vụ tài chính nông thôn phục vụ cho nông nghiệp.
Hệ thống khuyến nông và thông tin
Hệ thống khuyến nông không chỉ cung cấp thông tin hữu ích và tư vấn cho nông dân về ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, tư vấn về việc trồng trọt, chăn nuôi giống mới, chất lượng cao mà còn về nhiều vấn đề khác như về thị trường tiêu thụ, bố trí nuôi trồng cho phù hợp với đất đai khí hậu và đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường.
Hiện nay các hệ thống khuyến nông nhà nước hiện đang đóng vai trò chủ đạo do ít có sự tham gia của khu vực tư nhân. Trước đây, trên địa bàn tỉnh công tác khuyến nông trên đã đóng góp quan trọng vào sản xuất lương thực nhưng đến nay công tác này đang bị tụt hậu dần trong giai đoạn mới của nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân là do thiếu vốn, thiếu liên kết chặt chẽ với nghiên cứu, thiếu công nghệ và thiếu cán bộ, cơ chế lập kế hoạch và cung cấp dịch vụ vẫn theo hướng từ trên xuống. Do vậy hệ thống này không phát huy được hiệu quả của nó trong việc trợ giúp nông dân chọn con cây con giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh. Dẫn đến tình trạng nông dân vẫn còn thiếu những kiến thức về các lĩnh vực này làm cho chất lượng nông sản không cao, nông dân tốn kém trong việc lựa chọn phân bón, thuốc trừ sâu đặc biệt là vấn đề phòng tránh dịch bệnh. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong mấy năm gần đây dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra liên miên và việc khống chế dịch diễn ra chậm chạp lúng túng gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi.
Thông tin là yếu tố cơ bản của các dịch vụ khuyến nông nhưng hiện nay hệ thống khuyến nông của tỉnh chưa khai thác được hết tiềm năng của các công nghệ thông tin đại chúng để nâng cao cơ hội tiếp cận thông tin và kiến thức cho người dân nông thôn Trong nền kinh tế tri thức đang tiến triển mà lợi thế cạnh tranh thường phụ thuộc vào việc tiếp cận kịp thời luồng thông tin chất lượng cao, nông dân sẽ có thể nâng cao vị thế cạnh tranh hơn nếu có được các hệ thống thông tin dễ tiếp cận. chất lượng. Nông dân vẫn phải tự mò mẫm trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ không được cung cấp đầy đủ thông tin và có được những dự báo chính xác về cung cầu thị trường khiến việc sản xuất diễn ra tràn lan thừa hoặc thiếu so với nhu cầu thị trường dẫn tới nông sản ế ấm lúc thừa lúc thiếu, giá trị sản xuất giảm. Hiện tượng này xảy ra rất nhiều, đặc biệt là với các nông sản như vải thiều, dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Cùng với nhu cầu cấp bách về cải cách các hệ thống khuyến nông trên địa bàn tỉnh đã đề cập ở trên, thì các ban ngành có liên quan tại địa phương cần xem xét và đánh giá toàn diện các hệ thống thông tin hiện nay để cải tiến chúng. Để tăng cường hiệu quả trong việc truyền thông thông tin, nông cần được đào tạo các kỹ năng diễn dịch các thông tin sẵn có. Đây là một hoạt động quan trọng bởi vì nông dân thường có trình độ thấp và hầu như chưa quen với các thông tin thị trường.
Dịch vụ tài chính cho nông nghiệp
Cùng với các yếu tố khác, việc cung cấp và khả năng tiếp cận nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các chương trình phát triển nông nghiệp. Ở cấp độ sản xuất, vốn đầu tư cho nông nghiệp có thể giúp nông dân đầu tư vào các hệ thống thuỷ lợi hoặc các công nghệ mới nhằm đa dạng hóa sản xuất và thu nhập, mua sắm vật liệu đầu vào trang trải cho các chi phí tiếp thị, lấp khoảng trống thu nhập trước mùa thu hoạch để không phải chịu sức ép bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch với giá thấp. Ở nhhiều vùng ở Hải Dương bà con nông dân vẫn phải bán lúa non để mua giống, lân đạm phục vụ việc trồng trọt điều này đã làm giảm giá trị sản xuất mà họ tạo ra. Huy động vốn từ hệ thống các ngân hàng và quỹ tín dụng đối với bà con nông dân và các doanh nghiệp gặp nhiều
nông thôn nhưng hầu hết là cho vay theo dự án và các điều kiện thế chấp cũng hết sức khắt khe. Tới nay, việc đáp ứng được nhu cầu vay vốn ổn định và hiệu quả cho nông dân và doanh nghiệp vẫn là một thách thức chính đối với hệ thống ngân hàng, tín dụng trên địa bàn tỉnh hiện nay. Những khó khăn chính trong việc cho vay vốn sản xuất nông nghiệp bao gồm độ rủi ro cao (thay đổi thời tiết, sâu bệnh, và sự biến động của giá cả thị trường). Bên cạnh đó, nông dân vay vốn nhỏ lẻ, sản xuất mang tính thời vụ và thiếu các nguồn thế chấp. Trên địa bàn tỉnh nguồn vốn cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp được cung cấp bởi chủ yếu là các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là nơi cung cấp chủ yếu các nguồn tín dụng cho nông nghiệp, ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nhưng nguồn vốn này chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu vay. Còn lại nhiều hộ nông dân và các doanh nghiệp chủ yếu phải đi vay từ các nguồn không chính thức như họ hàng, bạn bè các nguồn này không ổn định và kịp thời ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả và cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó thủ tục cho vay còn rườm rà và chưa linh hoạt để ăn khớp với các đợt giải ngân và chi trả phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp.
CHƯƠNG 2