Nền kinh tế đang bước vào thời kỳ hội nhập, cạnh tranh

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 55)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

1.2.1.Nền kinh tế đang bước vào thời kỳ hội nhập, cạnh tranh

Nền kinh tế Việt Nam bị chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh kéo dài, lại trải qua một thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập chung trong khi đó nền kinh tế thế giới đã phát triển đến trình độ cao sau nhiều cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, sau nhiều lần cải cách cơ chế, cải tiến thể chế và trình độ quản lý. Trong điều kiện đó, ngành nông nghiệp nước ta chịu sự thách thức lớn khi tham gia quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, quá trình cạnh tranh quyết liệt.

Đối với thị trường Đông Nam Á: khi hội nhập AFTA (khu vực mậu dịch tự do của các nước Đông Nam Á), hầu hết các mặt hàng nông nghiệp của chúng ta đều giống mặt hàng mà các nước Đông Nam Á khác cũng đang sản xuất do có chung nhiều đặc điểm về thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu. Tuy nhiên, các mặt hàng của chúng ta có ít lợi thế so sánh hơn do không làm tốt khâu chăm bón, bảo quản và chế biến đặc biệt là so với các mặt hàng nông sản của Thái Lan. Mặt khác họ lại có kinh nghiệm buôn bán trên thị trường như gạo, cà phê, chè, thuốc lá, thịt gia súc, gia cầm.

Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) và Trung Quốc có hiệu lực từ 1/1/2003 tạo cơ hội lớn cho hàng hóa hai bên thâm nhập vào thị trường của nhau theo hướng chính ngạch. Tuy nhiên, Trung Quốc đang

vươn tới cường quốc thương mại, khả năng vượt trội so với Việt Nam về chi phí dịch vụ, trình độ công nghệ, chế biến, cơ sở hạ tầng và thương mại, uy tín thương hiệu và kinh nghiệm cạnh tranh trên thương trường sẽ là những thách thức lớn đối với hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng hóa nông sản thực phẩm của Hải Dương nói chung. Ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới.

Nhờ đó mà đã có được những cớ hội lớn tiếp cận thị trường hàng hóa dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử điều đó tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng kinh doanh ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố dảm bảo tăng trưởng.

Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đảm bảo tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước.

Gia nhập WTO, chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương nhiên kết quả còn phụ thuộc vào vị thế của nước ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và năng lực quản lý điều hành nền kinh tế.

kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé. Những thách thức này bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa năng lực nội sinh của đất nước với yêu cầu hội nhập, từ những tác động tiêu cực tiềm tàng của chính quá trình hội nhập. Đó là:

Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ lớn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm của các nước khác, giữa doanh nghiệp nước ta với sản phẩm của các nước và không chỉ ở thị trường quốc tế mà ngay cả thị trường trong nước do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4% trong vòng 3 – 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước với nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài.

Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hóa là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hóa. Nguy cơ phá sản một bộ phận các doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hóa giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn, phải quán triệt và thực hiện tốt chủ trương của Đảng: “tăng cường kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”.

Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa, tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, nhanh nhạy, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ.

Ngành nông nghiệp phải chịu nhiều sức ép của hội nhập WTO, trong đó những tác động từ những phá bỏ cản đối với nông sản nước ngoài, sự tăng giá của các vật tư, sự tính toán đầy đủ các chi phí theo hội nhập sẽ tiếp tục là những thách thức lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp Hải Dương nói riêng:

- Hạ tầng nông nghiệp còn yếu kém, chưa thực sự tạo môi trường kinh tế cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, nhất là cạnh tranh về giá. Đồng thời cũng kém hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

- Môi trường pháp lý tuy có thay đổi do yêu cầu của quá trình đàm phán hội nhập và lộ trình thay đổi theo cam kết. Nhưng trên thực tế sự biến đổi trong cải cách hành chính còn chậm dẫn đến sức hút đầu tư kém. Trong số các dự án FDI đầu tư vào Hải Dương trong thời gian qua vào Hải Dương có rất ít các dự án đầu tư vào lĩnh vực và chưa thu hút được các nhà đầu tư có tiềm năng lớn về nông nghiệpnhư là Mỹ, Australia…

- Cơ chế chính sách chưa theo kịp yêu cầu của hội nhập. Chính sách nông nghiệp trước đây là lo đủ ăn và có dư thừa để xuất khẩu. Nay hướng sang giai đoạn phát triển có hiệu quả cao và bền vững. Vì vậy, cần hướng nông dân tiếp cận được các thông tin về thị trường, đàm phán thương mại, kểm tra chất lượng và đăng ký thương hiệu nông sản…Kế hoạch phát triển nông nghiệp phải hướng tới ba lĩnh vực chủ yếu là: chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ; tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho kinh tế nông thôn; tập trung xây dựng các cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp vẫn ở tình trạng manh mún từ ruộng đất đến tư duy kinh tế qua việc quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất dàn trải…

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 55)