II. Vốn đầu tư phát triển NN 2573,303 3725
1.4.6. Xây dựng và thực hiện các hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là một ngành mà có mức độ rủi ro cao nhưng đây là một ngành sản xuất quan trọng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp và đảm bảo về mặt an ninh lương thực quốc gia cũng như đời sống của nhiều nông dân. Hiện nay, trên địa bàn Hải Dương vẫn còn rất nhiều hộ gia đình sống nhờ chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần phải xây dựng các chính sách bảo trợ cho nông dân: như bảo trợ do thiên tai, bảo trợ khi bị rủi ro về giá do biến động thị trường hoặc do các đại dịch gây ra vì nông dân thường không có nhiều vốn và do đó khó có khả năng chống chọi với những biến động lớn. Cần tập trung vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, dịch vụ, khuyến nông và các chính sách hỗ trợ đào tạo nghiên cứu khoa học, dịch vụ kiểm tra giám sát dịch bệnh và sâu bệnh...
Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì phát triển thủy sản (chủ yếu là nuôi trồng cá nước ngọt) được coi là ngành sản xuất có nhiều tiềm năng nhất. Vì Hải Dương có nhiều hệ thống ao hồ, sông ngòi được thoát nước tốt rất thuận lợi cho phát triển ngành này. Mặt khác, nuôi trồng thủy sản ít gặp các loại dịch bệnh nguy hiểm do vậy mức độ rủi ro của ngành này là ít hơn nhiều so với ngành chăn nuôi. Bên cạnh đó các sản phẩm của nó cũng dễ tiêu thụ và có giá trị kinh tế cao hơn. Do đó trong thời gian tới Hải Dương cần đặc biệt chú tròng tới các chính sách hỗ trợ sản xuất và nuôi trồng thủy sản. Muốn vậy trước hết phải hoàn thiện chính sách cấp và cho thuê đất, mặt nước lâu dài cho nuôi trồng thủy sản. Hoàn thiện chính sách vay vốn, tín dụng đầu tư phát triển thủy sản phù hợp với chu trình sản xuất. Tăng cường vay vốn trung và dài hạn phù hợp với chu trình sản xuất, đặc
trồng thủy sản hàng hóa tập trung, đặc biệt là hệ thống thủy lợi để bảo đảm sản xuất ổn định và sản xuất bền vững. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thủy sản: xây dựng cơ chế, chính sách rõ ràng cho việc khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư từ khu vực thành thị và nước ngoài vào sản xuất giống và tổ chức nuôi trồng với quy mô lớn tập trung với công nghệ cao, tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Thiết lập thể chế đầu tư công bằng, thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, kích thích đầu tư phát triển thủy sản. Trợ giá cho các tổ chức, cá nhân thuần hóa giống nhập nội có lợi cho phát triển thủy sản.
Ngành chăn nuôi thường xuyên xảy ra dịch bệnh và gây thiệt hại rất lớn cho các hộ chăn nuôi cũng như các cơ sở chăn nuôi tập trung. Vì vậy tỉnh cần có những chính sách hộ trợ cho ngành này. Bên cạnh đó cũng cần tập trung vào công tác thu y và vệ sinh môi trường thông qua các biện pháp như: Thực hiện việc hỗ trợ tiêm phòng dịch bệnh nguy hiểm theo quy định của ngành thú y. Quản lý chặt chẽ việc kiểm dịch đổng vật, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm và vệ sinh thú y. Trong đó cần tập trung vào các trang trại, cơ sở giết mổ tập trung, chợ buôn bán thịt gia súc, gia cầm. Quy hoạch và hỗ trợ đầu tư để hình thành cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung nhằm quản lý dịch bệnh ngay từ gốc. Muốn làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi để tránh những tổn thất nặng nề do dịch bệnh gây ra. Thì cần phải củng cố hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành làm cơ sở cho quản lý ở các cấp đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát của các cơ quan chuyên ngành thuộc lĩnh vực này như: quy định tiêu chuẩn với các cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, quy định tiêu chuẩn với các cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc...
Mặc dù rừng chiếm diện tích không nhiều khoảng 11% trong tổng diện tích nhưng vai trò của rừng rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền vững do vậy cần phải bảo vệ tốt diện tích rừng, giữ vững diện tích rừng đặcdụng, rừng phòng hộ, không phát triển thêm diện tích rừng sản xuất. Cần thực hiện chính sách đất đai đối
với việc trồng và bảo vệ rừng : Đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ do ban quản lý rừng đang quản lý cần phải khoán cho cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân theo quy chế quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Đối với rừng sản xuất tiến hành giao đất, giao rừng lâu dài cho các tổ chức, hỗ gia đình, cá nhân trên cơ sở hợp đồng kinh tế theo quy chế rừng sản xuất. Xác định rõ hiện trạng đất, hiện trạng rừng trước khi giao khoán và quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi với người nhận khoán theo quy định của nhà nước đối với từng loại rừng. Khuyến khích tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế liên kết với dân để phát triển rừng như: thuê rừng, thuê đất, góp vốn để trồng rừng kinh tế, rừng phục vụ phát triển danh lam thắng cảnh, phát triển du lịch. Đồng thời xây dựng một số dự án ưu tiên phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng kinh tế để kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân, vốn ODA và các nguồn vốn khác. Có cơ chế chính sách thông thoáng, đủ sức thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn (vốn của doanh nghiệp, của các hộ nông dân, vốn của các cộng đồng làng bản, tổ chức xã hội... để bảo vệ và phát triển rừng sản xuất). Tăng mức đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cho công tác bảo vệ, nâng cấp, cải tạo và trồng rừng phòng hộ, thực hiện đầu tư theo thiết kế.