9 Lâm nghiệp tỷ đ 21,108 21,661 22,35 32,675 2,
1.4.3.3. Sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản thấp và không ổn định
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp vẫn ở trình độ thủ công là chủ yếu, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao (giá thành thường cao hơn các nước có nền kinh tế phát triển từ 15 - 20%). Chất lượng không đồng đều khó khăn cho việc thu mua và chế biến xuất khẩu (hàng nông sản có thế mạnh mới dừng ở lợn sữa cấp đông, vải thiều khô, rau màu qua chế biến sản lượng chưa nhiều, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị của hàng nông sản). Sức cạnh tranh trên thị trường yếu. Theo kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản 1/7/2006 trên địa bàn tỉnh Hải Dương: giá thành sản xuất lúa vụ chiêm xuân là 1.994 đồng/kg, giá bán là 2.594 đ/kg, lợi nhuận thu được khi sản xuất 1 kg lúa là 23,13 %. Tổng thu 1 ha lúa đông xuân là 15,945 triệu đồng, lãi 3,571 triệu đồng/ha, mức lãi thấp như vậy nếu các hộ chỉ sản xuất độc canh cây lúa thì rất khó vươn lên làm giàu.
Hải Dương là tỉnh sản xuất lúa nước 2 vụ/ năm, tính thời vụ của cây trồng là hạn chế lớn cho việc tổ chức vùng nguyên liệu cung cấp thường xuyên cho công nghiệp chế biến. Do vậy hàng nông sản của Hải Dương chủ yếu là xuất thô, chất lượng thấp, giá thành cao, mẫu mã chưa hấp dẫn nên hạn chế nhiều đến khả năng cạnh tranh.
Thông tin về thị trường giá cả nông sản trên phạm vi cấp huyện, cả tỉnh có tổ chức được, nhưng chậm và thiếu đến với người sản xuất. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản trong nước và nước ngoài tuy đã phát triển hơn nhiều so với những năm trước đây, song để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của thời kỳ mới thì còn hạn chế và
khi thì thiếu gay gắt, khi được mùa thì lại ứ đọng, dư thừa. Điều này đã gây thiệt hại rất nhiều cho nông dân cả về công sức lẫn tiền vốn đã bỏ ra.
Chính vì vậy mà ngành nông nghiệp Hải Dương chưa hấp dẫn được các doanh nghiệp trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư.