II. Vốn đầu tư phát triển NN 2573,303 3725
1.4.3. Tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Để phát triển nông nghiệp Hải Dương theo hướng bền vững và không bị lạc hậu so với ngành công nghiệp và dịch vụ thì phải đáp ứng được các nhu cầu vốn đầu tư cho các ngành này. Trong điều kiện các nguồn lực bị chia sẻ như hiện nay thì cần phải có những cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút và tăng cường mọi nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước.
Đối với nguồn vốn trong nước thì nguồn vốn tín dụng chiếm một tỷ trọng khá cao. Nhưng trong thực tế nguồn vốn này tại các ngân hàng thường rất dồi dào nhưng
khăn và thủ tục phiền hà. Thường nguồn vốn này chỉ cho vay theo các dự án cho nên nông dân vay được rất ít, các ngân hàng thương mại đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cần cải tiến phương thức cho vay thuận tiện, tăng mức cho vay và thời hạn cho vay dài hạn; phổ biến rộng rãi thủ tục, cách thức vay và thanh toán cho mọi người dân, đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức đoàn thể ở thôn, xã đóng vai trò là người tư vấn, hỗ trợ cho việc vay vốn của nông dân nhằm huy động tốt hơn nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp.
Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tạo động lực thu hút các nguồn vốn của nhân dân, tăng thêm niềm tin cho nông dân khi thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Hiện nay lượng vốn đầu tư còn thấp, ở mức 1,3 – 1,5 % ngân sách; cần tăng lên 2,5 -3% (không kể vốn đầu tư cho đê điều, xử lý thiên tai, dịch bệnh). Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ (bằng ngân sách) để khuyến khích nông dân đóng góp hoặc doanh nghiệp, hộ tư nhân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trong việc xây dựng hệ thống tưới tiêu…
Cần tạo cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Đó là những ưu tiên về thuế, đất đai, hỗ trợ sản xuất...nhằm giảm bớt những rủi ro vào lĩnh vực này. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực dân cư và dân doanh đóng vai trò quan trong và có triển vọng nhất vì nguồn vốn này sẽ đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất do mục tiêu của người đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận. Muốn ngành nông nghiệp phát triển cần phải có những giải pháp kịp thời để tăng cường thu hút nguồn vốn này.Nguồn vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay ở Hải Dương chiếm tỷ trọng nhỏ bé so với tổng nguồn vốn FDI và nguồn vốn đầu tư xã hội. Nguồn vốn này mới chỉ dừng lại ở một số dự án lẻ tẻ và chủ yếu là một số nước trong khu vực châu Á, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến nông sản. Các dự án này có tốc độ giải ngân chậm chạp và hiệu quả đầu tư cũng không cao. Để nền sản xuất nông nghiệp phát triển và không bị lạc hậu so với các nền nông nghiệp trong khu vực và thế giới thì thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này để tiếp thu trực tiếp kinh nghiệm quản lý và sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại
được xem như là giải pháp tối ưu nhất. Nhưng với tình hình hiện nay thì nông nghiệp Hải Dương vẫn chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài so với lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Một phần là do tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào nông nghiệp không cao, rủi ro nhiều và chu kỳ sản xuất kéo dài, vốn lớn nên không hấp dẫn các nhà đầu tư. Mặt khác, việc quy hoạch đất nông nghiệp để xây dựng vùng nguyên liệu còn diễn ra chậm chạp, các thủ tục đầu tư rườm rà cũng là những trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khiến họ không mặn mà với lĩnh vực này. Để thu hút được nguồn vốn này các cấp, ban, ngành có liên quan phải có cơ chế hỗ trợ kịp thời và có những ưu đãi đặc biệt. Như sự cần thiết phải có những chính sách thúc đẩy các dự án tăng cường triển khai thực hiện vốn và thu hút những dự án lớn vào những ngành nghề kém hấp dẫn. Bên cạnh đó, cần cải tiến các thủ tục hành chính cho phù hợp với xu thế phát triển và điều kiện của các doanh nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở khu vực nông nghiệp nông thôn cũng là trở ngại lớn cho việc thu nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính bởi vậy, để khu vực nông nghiệp có sức hút lớn hơn với các nhà đầu tư cần phải cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đường giao thông, điện nước, viễn thông và tạo ra một cơ chế cấp phép đầu tư thuận lợi.