Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần công trình đường sắt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công trình đường sắt (Trang 50 - 52)

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY RCC 1 Thực trạng sử dụng vốn

2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ở công ty RCC 1 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn

2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần công trình đường sắt

Dựa vào báo cáo tài chính của RCC, để đánh giá xem công ty đã sử dụng vốn lưu động của mình như thế nào, hiệu quả ra sao, em đã tính toán các chỉ tiêu và tóm tắt vào bảng sau

Bảng 2.2.20: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của RCC

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Mức % Mức %

1. Doanh thu thuần từ hoạt

động kinh doanh 252682 322971 508220 70289 27.82 185249 57.36 2. VLĐ bình quân sử dụng

trong kỳ 236152 313011 401717 76859 32.55 88706 28.34 3. Lợi nhuận sau thuế 16067 25769 40093 9702 60.38 14324 55.59

4. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (3/2) 0.0680 0.0823 0.0998 0.0143 21.00 0.0175 21.23

5. Số vòng quay VLĐộng (1/2) 1.0700 1.0318 1.2651 -0.038 -3.57 0.2333 22.61 6. Thời gian một vòng luân

chuyển VLĐ(360/(5) 336 349 285 13 3.87 -64 -18.34

8. Mức tiết kiệm VLĐ (sử

dụng C1 ở phần lí thuyết) 11168 -90830

( Lưu ý: VLĐ bình quân = vốn đầu năm + cuối năm) /2; 1 năm 360 ngày)

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp và quan trọng nhất phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận của RCC liên tục tăng lên trong những năm qua. Năm 2007, chỉ tiêu này là 0.068 (6.8%); Năm 2008 tăng lên 8.23%, tức là mức tăng tương đối là 21.0%. Năm 2009, tỷ suất lợi nhuận của RCC đạt mức 0.998 ( 9.98%), tăng tiếp 21.23% so với 2008.

Kết quả này là do lợi nhuận tăng nhanh hơn so với sự tăng lên của quy mô vốn lưu động. Nó chứng tỏ công ty đã quản lí tốt nguồn vốn lưu động của công ty. Trong thời gian tới, công ty nên cố gắng phát huy hơn nữa khả năng của mình trong việc sử dụng vốn lưu động vì đây là vốn chủ yếu được tài trợ bằng nguồn ngắn hạn mà doanh nghiệp đi vay để sử dụng.

Qua bảng số liệu tính toán trên, ta biết năm 2001, số vòng quay của vốn lưu động là 1.07 vòng. Năm 2008, số vong quay vốn lưu động giảm xuống còn 1.0318; giảm 3.57% so với 2007. Đến năm 2009, chỉ tiêu này lại tăng trở lại với tốc độ lớn hơn (22.61%), và đạt mức 1.026%.

Sở dĩ năm 2008, tỉ lệ này giảm xuống do tình hình năm 2008, kinh tế khủng hoảng nên dù đã cố gắng, công ty cũng không thoát khỏi bị ảnh hưởng- giá trị xây dựng xây lắp không thể tăng nhanh bằng tốc độ tăng của vốn lưu động. Trong năm này, giá trị hàng tồn kho lớn hơn nhiều so với năm 2007 ( năm 2008 là 277835 triệu trong khi năm 2007 chỉ là 177796 triệu). Tuy nhiên, sang 2009, kinh tế đang trên đà phục hồi, RCC đã lại đưa chỉ số này tăng nhanh trờ lại. Đạt được điều này là kết quả của việc RCC áp dụng thành công các biện pháp rút ngắn thời gian tồn đọng của vốn lưu động trong các khâu dự trữ, sản xuất và thanh quyết toán. Nhờ sự quản lí đó, giá trị hàng tồn kho năm 2009 giảm xuống còn 269367 triệu ( năm 2008 là 277835 triệu). Đây chính là lí do căn bản để có được sự tăng lên đáng kể của số vòng quay vốn lưu động trong 2009

Thời gian của một vòng luân chuyển

Tương ứng với sự tăng lên của vòng quay vốn lưu động là sự giảm đi của số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động .

Qua bảng số liệu trên cho biết:

Để vốn lưu động quay hết một vòng trong năm 2007 cần 336 ngày, năm 2008 cần 349 ngày và đến năm 2009 giảm xuống còn 285 ngày. Thời gian luân chuyển một vòng quay như vậy là cũng không quá dài. Điều này giúp RCC không khó khăn để có thể thu hồi nợ, thu hồi vốn để trả nợ vay ( chủ yếu được tài trợ bởi vay ngắn hạn. Đây cũng chính là một lí do giải thích tại sao RCC luôn không tồn tại khoản nợ quá hạn trong những năm qua. Tuy vậy, trong những năm tới, RCC cần quản lí tốt hơn nữa nguồn vốn này để tiếp tục giảm thời gian luân chuyển này để có thể tranh thủ vốn kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận cho công ty.

Mức tiết kiệm vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh mức vốn lao động tiết kiệm được trong năm hiện tại so với năm trước đó nhờ vào sự tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động (dấu âm chứng tỏ VLĐ tiết kiệm được

Xem xét số liệu từ bảng trên, ta nhận thấy:

để tạo ra được 322971 triệu đồng doanh thu năm 2008 thì công ty cần một lượng vốn lưu động là 301842 triệu đồng (322971/1.07). Như vậy, công ty đã lãng phí mức vốn lưu động là 11169 triệu đồng ( 313011- 301842), nghĩa là do tốc độ chu chuyển vốn trong năm 2008 chậm hơn năm 2007 đã gây lảng phí một lượng vốn không cần thiết là 11169 ngày.

Phân tích tương tự đối với năm 2009, do số vòng quay vốn lưu động tăng lên 1.265 vòng ( năm 2008 là 1.0318 vòng) nên công ty đã tiết kiệm được 90830 triệu đồng vốn lưu động.

Mức tiết kiệm vốn lưu động của giai đoạn này là rất tốt cho công ty, giúp công ty giảm được các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng hoặc của các tổ chức tín dụng khác, tiết kiệm được khoản lãi phải trả; đồng thời có thể tranh thủ vốn đóng góp thêm vào để đầu tư đổi mới tài sản cố định

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công trình đường sắt (Trang 50 - 52)