Về tình hình biến động của các loại tài sản trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công trình đường sắt (Trang 37 - 38)

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY RCC 1 Thực trạng sử dụng vốn

1.2.2 Về tình hình biến động của các loại tài sản trong những năm gần đây

Để thấy rõ sự biến động của vốn, ta có thể xem xét biểu đồ:

Biểu 2: Cơ cấu tài sản của công ty

Như vậy, ta có thể dễ dàng nhận thấy trong 4 năm gần đây nhất, tổng tài sản của RCC liên tục tăng và tăng với tốc độ nhanh. Xem xét số liệu trong 4 năm qua cho thấy, năm 2007, tổng tài sản có tăng 74.854 triệu đồng, tương ứng với 23.5% so với năm 2006; năm 2008 tổng tài sản tăng với tốc độ nhanh nhất trong 4 năm, tăng 38.1% so với năm 2007; năm 2009, tổng tài sản tăng 138 171 triệu đồng, tươg ứng là 25,45% so với năm 2008.

Xét về sự thay đổi trong cơ cấu tài sản

Qua biểu đồ trên ta có thể nhận thấy, trong năm 2008, tổng tài sản tăng nhanh chủ yếu do sự tăng nhanh của Tài sản lưu động và đầu tư dài hạn. ( năm 2008, TSLĐ

năm 2009, tốc độ tăng của TSCĐ và Đầu tư dài hạn tăng nhanh hơn so với TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn (TSLĐ tăng 44,6%, TSLĐ tăng 16,6%).

Cụ thể về các loại tài sản, qua bảng số liệu cho thấy xét về giá trị tuyệt đối, hầu hết giá trị các tài sản đều tăng với mức tăng đáng kể. Ta có thể xem xét biến động của một số tài sản:

Tỷ trọng của hàng tồn kho của RCC có xu hướng giảm trong những năm từ 2006 đến 2008 ( các tỷ lệ tương ứng là 36.3%; 43.7%; 51.1%) nhưng trong năm 2009 lại giảm xuống còn 38.8%. có thể đây là một dấu hiệu tốt thể hiện RCC đã chú ý hơn trong công tác quản lí hàng tồn kho, nhơ đó giảm được ứ đọng vốn mà vẫn đảm bảo được tiến độ SXKD

Ngược lại, tỉ trọng của tài sản Phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm từ 23.8% năm 2006 đến 8.6% năm 2008 nhưng lại tăng lên đạt 17.7% trong tổng tài sản vào 2009. Sự tăng lên nhanh chóng của tỷ lệ này trong 2009 là một điều bất lợi cho công ty, nó chứng tỏ công ty đã và đang ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn. Hơn thế nữa, điều này sẽ làm cho công ty tạm thời thiếu vốn lưu động để tiến hành hoạt động kinh doanh, muốn đảm bảo cho quá trình SXKD của mình được liên tục, đòi hỏi công ty phải đi vay vốn, phải trả lãi trong khi đó số tiền khách hàng chịu thì công ty lại không thu được lãi. Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi công ty cần quan tâm và quản lý chặt hơn tránh tình trạng không tốt như: Nợ khó đòi, nợ không có khả năng trả, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro về tài chính... của công ty

Tài sản cố định: từ năm 2006 đến 2008, tỷ lệ của nó trong tổng tài sản giảm ( 30.6% đến 28.2% đến 23%). Sự thay đổi này không phải do RCC không chú ý vào đầu tư trang máy móc thiết bị mà thực tế, nó vẫn tăng nhanh về giá trị tuyệt đối nhưng lại không tăng nhanh bằng tài sản dài hạn khác. Đến năm 2009, TSCĐ lại tăng lên đạt mức 27.8%. Qua đó ta có thể cho thấy trong những năm gần đây và đặc biệt là năm 2009, công ty RCC đã chú ý đầu tư đổi mới máy móc thiết bị TSCĐ khác để tăng năng lực thi công và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công trình đường sắt (Trang 37 - 38)