NGUỒN VỐN CHỦ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công trình đường sắt (Trang 39 - 41)

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY RCC 1 Thực trạng sử dụng vốn

B. NGUỒN VỐN CHỦ

SỞ HỮU 79969 25.1 121317 30.9 168653 31.1 221781 32.6

I. Vốn chủ sở hữu 77310 24.3 118702 30.2 163610 30.1 213453 31.3 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 67572 21.2 82503 21.0 98320 18.1 112503 16.5 2. Vốn khác và các quỹ

đầu tư, dự phòng 9739 3.1 36199 9.2 65290 12.0 100950 14.8 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 2659 0.8 2615 0.7 5043 0.9 8327 1.2

TỔNG CỘNG NGUỒN

VỐN 318125 100 392979 100 542890 100 681061 100

Nguồn:Bảng CĐKT RCC

Ta có thể xem xét sự thay đổi kết cấu nguồn vốn của công ty qua biểu đồ

Biểu 3:Cơ cấu nguồn vốn RCC

Nhìn chung, quy mô vốn của công ty tăng đểu qua các năm. Cả nợ phải trả và nguồn vốn chủ sơ hữu đểu tăng nhanh. Năm 2007, nợ phải trả tăng 33506 triêu,

Năm 2009 so với 2008, nợ phải trả tăng 83044 triệu, tương ứng là 22,7%; nguồn vốn chủ sở hữu tăng 53800 triệu, tương ứng tăng 31,3%..

Xem xét kĩ hơn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty RCC, ta có thể thấy trong nguồn vốn của RCC, tỉ lệ Nợ phải trả luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn hẳn so với nguồn vốn chủ sở hữu ( trong các năm từ 2006 tới 2009 đều chiếm tỉ lệ trên 65%). Tuy vây, qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy trong những năm gần đây, tỷ trọng Nợ phải trả trong cơ cấu tổng nguồn vốn có xu hướng giảm dần ( năm 2006 đến 2009, tỷ lệ này lần lượt là 74.9%; 69.1%; 68.9%; 67.4% ). Xu hướng này là một sự chuyển biến theo chiều hướng, thể hiện sự tự chủ hơn của công ty trong tự chủ về tài chính, bảo đảm tốt hơn an toàn tài chính. Tuy nhiên, xem xét trong Nợ phải trả, ta thấy thành phần Nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn tuyệt đối so với nợ dài hạn; trong khi đó nợ dài hạn chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ ( 2008, 2009 chiếm dưới 4% tổng nguồn vốn). Xu hướng này không tốt lắm, nó gây mất ổn định tài chính, có thể ảnh hưởng đên hiệu quả sử dụng vốn của RCC- một công ty xây dựng với thời gian thi công thường dài. Công ty RCC nên cố gắng khai thác thêm về nguồn tài trợ vốn vay dài hạn

Xem xét thêm về nguồn vốn chủ sở hữu, ta thấy tỷ trọng nguồn vốn này trong những năm qua có xu hướng tăng và tăng khá nhanh. Nguồn vốn chủ sở hữu trong những năm qua tăng nhanh không phải do tăng vê vốn đầu tư của chủ sở hữu mà chủ yếu là do vốn khác và các quỹ đầu tư, dự phòng ( được trích lập từ doanh thu, lợi nhuận để lại). Điều này có thể cho thấy, công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ổn định trong những năm gần đây và đã chú ý nhiều vào hoạt động đầu tư phát triển ( RCC quy định trích lập 44,04% lợi nhuận sau thuế cho quỹ đầu tư phát triển). Như vậy, có thể nói, sự tăng trưởng trong nguồn vốn của RCC Như vậy có thể dự đoán sự tăng trưởng nguồn vốn của RCC là sự tăng trưởng khá ổn định, đáp ứng tốt yêu cầu của sự tăng trưởng trong những năm tới của công ty

Để hiểu thêm về nguồn vốn của công ty, em nêu thêm một số điểm về cơ cấu cổ đông của công ty RCC

Cơ cấu cổ đông của công ty

Bảng 2.2.9: Danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của RCC tại thời điểm chốt sách cỏ đông ngày 31/08/2009

TT Họ và tên Số CMND/ ĐKKD Số cổ phần Tỷ lệ (%)

3 CTCP Năng lượng Nhân Luật 3203001979 1.378.230 12,25

Tổng cộng 7.118.160 63,27

(*): Mệnh giá: 100.000 đồng/cổ phần.

Bảng 2.2.10: Cơ cấu cổ đông Công ty tại thời điểm ngày 31/08/2009

Cổ đông Số cổ phần nắm giữ Tỷ lệ sở hữu (%)

Trong nước 11.250.280 100,00 Tổ chức 7.118.160 63,27 Cá nhân 4.132.120 36,73 Nước ngoài 0 0,00 Tổng cộng 11.250.280 100,00 Nguồn: Bản cáo bạch RCC

Qua bảng số liện có thể nhận thấy chủ yếu số cổ phần của công ty do các tổ chức nắm giữ ( chiếm tới 63.27%), lượng cổ phiếu do các cá nhân chỉ chiếm 4.132.120 cổ phần, chiếm 36.73%; các cá nhân, tổ chức nước ngoài không nắm giữ cổ phiếu nào. Trong các tổ chức, tổng công ty đường sắt Việt Nam nắm giữ ( nắm giữ 4.767.650 cổ phần, chiếm tới 43.38 % số cổ phiếu của RRC), các tổ chức khác là công ty CP tập đoàn Thái Bình Dương nắm 8.,64%; công ty CP Nhân Luật nắm 12,25%.

Như vậy có thể thấy mặc dù công ty RCC đã cổ phần hóa được mấy năm nhưng thực tế hiện nay số cổ phần chủ yếu cũng thuộc Nhà nước( đại diện là Tổng công ty đường sắt Việt Nam). Trong thời gian tới, RCC cần cố gắng thu hút quan tâm đầu tư của các tổ chức cá nhân khác để bổ sung thêm vốn phục vụ hoạt động SXKD của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công trình đường sắt (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w