Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công trình đường sắt (Trang 41 - 43)

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY RCC 1 Thực trạng sử dụng vốn

2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ở công ty RCC 1 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn

2.1.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán được sử dụng ở đây là hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời.

Thông qua bảng số liệu từ bảng cân đối kế toán được cung cấp từ RCC ( đã nêu ở trên và ở phụ lục đính kèm), ta tính được chỉ tiêu về khả năng thanh toán của RCC trong 4 năm gần đây như sau:

Bảng 2.2.11: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Năm Chỉ tiêu

Đơn vị

2006 2007 2008 2009

( TSLĐ/ Nợ ngắn hạn) Hệ số thanh toán nhanh:

(TSLĐ - Hàng tồn kho)/ nợ ngắn hạn

Lần 0.46 0.33 0.26 0.39 Hệ số thanh toán tức thời ( vốn

bằng tiền/ nợ ngắn hạn) Lần 0.12 0.09 0.12 0.10

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Mặc dù bắt đầu từ cuối 2007, đến 2008 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói chung, và ngành nói riêng (do những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và sự bất ổn của thị trường tài chính: lãi suất tăng cao, lạm phát liên tục gia tăng…), tuy nhiên hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty vẫn được cải thiện theo chiều hướng tích cực từ 0.99 năm 2006 đến 1,02 lần năm 2007 lên 1,04 lần năm 2008. Tuy nhiên đến thời điểm cuối năm 2009, tỷ lệ này giảm nhanh xuống còn 0.99 lần, mặc dù theo số liệu vào cuối tháng 6/2009 thì tỉ lệ này là là 1,05. Đây là một sự tụt giảm rất đáng lo ngại, ảnh hưởng đến an toàn tài chính của công ty. Có sự tụt giảm này là do phần nợ ngắn hạn của Công ty ở mức cao do khoản mục người mua trả tiền trước (tiền ứng trước của khách hàng cho các dự án mà RCC ký kết) chiếm tỷ trọng cao (năm 2007 là 35,74%, năm 2008 là 50,28% và đến 2009 là 51,33%). Trong khi đó, khoản mục vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nợ ngắn hạn; tỷ trọng này trong 2 năm 2007, 2008 và 2009 lần lượt là 17,07%, 11,41% và 13,55%.

Hệ số thanh toán nhanh

Xem xét bảng số liệu có thể nhận thấy, trong giai đoạn từ 2006 đến 2008, hệ số thanh toán nhanh của công ty liên tục giảm xuống. Năm 2006, chỉ tiêu này là 0.46; đến năm 2007 là 0.33 và đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn 0.26. Sở dĩ có sự tụt giảm này là do trong những năm này, tình hình kinh tế khó khăn đã làm cho giá trị hàng tồn kho tăng lên nhanh chóng trong các năm ( năm 2006 đến 2008, giá trị hàng tồn kho lần lượt là 115530 triệu; 171796 triệu; 277835). Qua số liệu giá trị hàng tồn kho đã chứng minh tại sao hệ số thanh toán nhanh trong năm 2008 lại giảm nhiều như vậy

Đến năm 2009, do nền kinh tế phục hồi trở lại, công tác quản lí hàng tồn kho đã được chú ý điều chỉnh nên giá trị hàng tồn kho giảm chỉ còn 264367 triệu đồng trong khi đó TSCĐ lại tăng lên nên làm cho hệ số thanh toán nhanh của RCC đã tăng trở lại, đạt mức 0.39

Tuy nhiên nhìn chung, hệ số thanh toán nhanh của RCC trong những năm qua như vậy là còn thấp. Vì vậy, trong những năm tới RCC cần tiếp tục cố gắng để tăng chỉ khả năng thanh toán nhanh của công ty; đảm bảo an toàn tài chính cho công ty khi có những rủi ro bất ngờ

Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán tức thời của RCC trong những năm vừa qua có những biến đổi phức tạp. Chỉ tiêu này giảm xuống trong năm 2007 ( từ 0.12 xuống 0.09) nhưng trong năm tiép theo, năm 2008, hệ số này lại tăng lên bằng với mức ban đầu rồi tiếp đó, năm 2009, hệ số thanh toán tức thời lại giảm xuống còn 0.10. Sở dĩ chỉ tiêu này có nhiều biến động thất thường như vậy bởi nó phụ thuộc vào nhu cầu biến động trong hoạt động kinh doanh. Và cũng giống như bất kì doanh nghiệp nào, RCC cũng duy trì chỉ số này ở mức thấp nhằm tranh thủ vốn cho đầu tư sản xuất.

Qua phân tích 3 chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán trên cho thấy khả năng thanh toán của RCC không thực sự cao. Tuy vậy, trong những năm qua RCC luôn thanh toán đầy đủ và đúng hạn việc thanh toán các khoản nợ đến hạn với các cá nhân và tổ chức tín dụng. Tổng số dư nợ ngắn hạn của RCC tại thời điểm 31/12/2009 là: 435,426 tỷ VNĐ trong đó khỏan Nợ quá hạn là 0 VNĐ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công trình đường sắt (Trang 41 - 43)