Các chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công trình đường sắt (Trang 43 - 50)

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY RCC 1 Thực trạng sử dụng vốn

2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ở công ty RCC 1 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn

2.1.2 Các chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận

Các chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế = tổng lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Trong 3 năm gần đây, RCC được giảm 50% về thuế TNDN. Chính vì vậy, mức chịu thuế trong năm 2007-2008 là 14%; còn trong năm 2009 sẽ là 12,5%.

Bảng 2.2.12: Lợi nhuận sau thuế của công ty RCC trong 3 năm qua

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2007 2008 2009

Lợi nhuận trước thuế 18681 29946 45994

Thuế TNDN 2615 4195 5902

Lợi nhuận sau thuế 16067 25769 40093

Năm 2008, lợi nhuận sau thuế tăng 9703 triệu đồng, tương ứng là 60% so với 2007. Năm 2009, mức lợi nhuận sau thuế tăng 14323 triệu đông, tương ứng là tăng 55.6% so với 2008. Như vậy, mặc dù 3 năm qua ( đặc biệt là năm 2008, 2009), tình hình kinh tế khó khăn, khủng hoảng nhưng lơi nhuận sau thuế của RCC lại tăng lên

cũng nhờ chính sách kích cầu cũng như ưu đãi thuế của Nhà nước đối với công ty. RCC vừa hoạt động trong ngành đường sắt, vừa hoạt động xây dựng. So với các công ty trong ngành đường sắt, mức lợi nhuận sau thuế của RCC là lớn nhất.

Bảng 2.2.13: So sánh lợi nhuận sau thuế một số công ty ngành đường sát Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu RCC CTCP Công trình 6 CTCP Công trình 3 CTCP Công trình 2 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 LNST 16,07 25,77 4,50 6,83 3,19 5,69 0,48 1,11 Nguồn: Bản cáo bạch RCC

Tuy nhiên, so với một số doanh nghiệp xây dựng khác trong ngành xây dựng thì lợi nhuận sau thuế của RCC vẫn còn thấp. Để thấy được điều này, em đưa ra sự so sánh chỉ tiêu này của RCC với môt số DN xây dựng khác đã niêm yết qua bảng:

Bảng 2.2.14: So sánh lợi nhuận sau thuế một số công ty xây dựng khác

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu RCC VC2 VC3 SD7 SDT UIC

Lợi nhuận sau thuế 2008 25,7 34,3 30,4 37,0 48,6 16,9

Nguồn: Bản cáo bạch RCC

Sở dĩ có sự thấp hơn này cũng có phần là do RCC còn là một DN hoạt động trong ngành đường sắt (có những đặc thù riêng- có nhiều công trình được nhà nước chỉ định thầu).

Nhưng nói chung, trong những năm tới RCC cần phải phấn đấu hơn nữa để tăng nhanh hơn nữa mức lợi nhuận của công ty

Để tiếp tục phân tich các chỉ tiêu tiếp theo, sau đây là bảng tính toán tổng hợp các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của RCC trong những năm qua

Bảng 2.2.15: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn Đơn vị: triệu đồng 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Mức tăng % Mức tăng %

1.Vốn đầu tư của sở hữu ( vốn

điều lệ) 82503 98320 112503 15817 19.2 14183 14.43 2. Vốn chủ sở hữu 121317 168653 221781 47336 39.0 53128 31.5 3. Tổng vốn 392979 542890 681061 149911 38.1 138171 25.5 4. Doanh thu thuần từ hoạt

động kinh doanh 252682 322971 508220 70289 27.8 18524 57.4 5.Lợi nhuận trước thuế 18681 29964 45994 11283 60.4 16030 53.5

6.Lợi nhuận sau thuế 16067 25769 40093 9702 60.4 14324 55.6 7.Hiệu suất vốn ( 4/3) 0.643 0.595 0.7462 -0.048 0.151 0.254 25.4 8.Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm

(6/4) 0.064 0.0798 0.0789 0.0162 25.5 0.001 -1.1

9.Doanh lợi vốn ( ROA)(6/3 0.041 0.048 0.059 0.0066 16.1 0.0114 24.02

10.Doanh lợi vốn chủ sở hữu

(ROE) ( 6/1) 0.195 0.262 0.356 0.0673 34.6 0.0943 35.97

Hiệu suất vốn

Hiệu suất vốn phản ánh khả năng khai thác vốn của doanh nghiệp trong tạo ra doanh thu từ hoạt động kinh doanh

Hiệu suất vốn của RCC trong năm 2008 bị giảm sút 7.5% so với 2007 ( năm 2008, tỉ lệ này là 0.595 trong khi năm 2007 là 0.643. Tuy vây, tỉ lệ này lại tăng nhanh trở lại vào năm 2009, đạt 0.7462, tức là đã tăng lên 25.4% so với 2008. sở dĩ có được kết quả này là vì trong năm 2009, RCC đã trúng nhiều gói thầu xây lắp, do vậy, đồng vốn được sử dụng tối đa. Thực tế riêng về giá trị thực hiện xây lắp, công ty RCC trong năm 2009 đã đạt 104% kế hoạch đặt ra

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế phản ánh số lợi nhuận sau thuế thu được trên một dồng doanh thu.

Theo dõi ở bảng tổng hợp trên ta thấy:

này là 0.0798 (7.98%) còn năm 2007 là 6.4%). Tính theo số tương đối thì năm 2008, tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng 25.5% so với 2007. Tuy nhiên, đến năm 2009, chỉ tiêu này lại giảm nhẹ xuống còn 0.0789; tương ứng là giảm 1.1% mặc dù doanh thu năm này vẫn tăng nhanh

Như vậy trong thời kì khủng hoảng, thành tích trên của RCC là rất đáng khích lệ ( đặc biệt trong năm 2008, chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm tăng tới 25.5%). Có được kết quả này là sự nỗ lực của RCC trong cải thiện năng suất thông qua đổi mới công nghệ, trong công tác quản lí chi phí... Năm 2009, kinh tế tiếp tục rơi vào khó khăn nên sự giảm sút chỉ tiêu này là một vấn đề bình thường, thậm chí là đáng khen khi tỷ lệ này chỉ giảm 1.1%; bởi lúc này lãi chi phí lãi vay tăng; doanh nghiệp muốn trúng thầu, đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân nên chấp nhận đưa ra mức bỏ thầu thấp, do đó, chỉ tiêu này có giảm hơn

Doanh lợi vốn

Doanh lợi vốn là chỉ tiêu cơ bản nói lên hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp, bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Nó cho biết một đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Qua số liệu đã được tính toán ở bảng trên cho thấy: Doanh lợi vốn của RCC trong 3 năm qua liện tục tăng. Năm 2008, ROA là 0.048, tăng 16.1% so với năm 2007 ( 2007, tỉ lệ này là 0.041 (4.1%). Năm 2009, chỉ số này lại tiếp tục tăng nhanh, tăng lên thành 0.059 (5.9%), tương ứng là 24.02%. Điều này là một bằng chứng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của RCC trong những năm qua được nâng cao dần. Tuy nhiên xét trên toàn cục thị trường xây dựng, chỉ tiêu ROA của RCC vẫn mới chỉ ở mức trung bình ( có thể xem số liệu so chỉ tiêu ROA của RCC với các doanh nghiệp xây dựng – bất động sản đã niêm yết (thời điểm 31/12/2008)

Bảng 2.2.16: So sánh ROA một số doanh nghiệp

Chỉ tiêu RCC VC2 VC3 SD7 SDT UIC

ROA (%) 4,8 6,6 3,3 5,0 6,3 3,9

Doanh lợi vốn chủ sở hữu

Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là mục tiêu quan trọng nhất của quản lí tài chính doanh nghiệp

Trong 3 năm 2007, 2008, 2009 mặc dù kinh tế nói chung và ngành nói riêng gặp nhiều khó khăn nhưng chỉ số Doanh lợi vốn chủ sở hữu vẫn tăng với tỉ lệ nhanh.

tiêu này là 26.2%; tương ứng là tăng 34.6% so với 2007. Năm 2009, chỉ tiêu này còn tăng nhanh hơn cả về tương đối và tuyệt đối: 2009, doanh lợi vốn chủ sở hữu là 35.6%; tăng 35.97% so với 2008.

Chỉ tiêu này của RCC cũng cao nổi bật trong các Doanh nghiệp xây dựng. Để thấy rõ điều này, ta có thể xem xét bảng so sánh chỉ tiêu này năm 2008 của RCC với các doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng- đầu tư bất động sản đã niêm yết

Bảng 2.2.17: So sánh ROE một số doanh nghiệp

Chỉ tiêu RCC VC2 VC3 SD7 SDT UIC

Vốn điều lệ 2008 (tỷ ) 98,3 58,74 80,0 90,0 117,0 80,0

ROE (%) 26,2 21,5 16,7 11,7 13,4 14

Đây thực sự là một thành công lớn của công ty. RCC cần cố gắng giữ được thành quả này trong những năm tiếp theo

Chỉ tiêu phân phối lợi nhuận

Thu nhập cổ phần

Hiện nay, RCC đang hoàn tất thủ tục để tiến hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán chứ chưa được trao đổi trên thị trường này. Chính vì vậy, giá cổ phiếu hiện tại cũng chính là mệnh giá cổ phiếu. Vì vậy, trong 2 chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận là Thu nhập cổ phần (EPS) và chỉ số giá thu nhập cổ phiếu (PER), ta chỉ cần sử dụng một chỉ tiêu ( có chỉ tiêu này sẽ suy ra chỉ tiêu kia). Trong bài luận văn, em tính toán và phân tích chỉ tiêu EPS

Mệnh giá mỗi cổ phần của công ty RCC tính toán là 100000vnd/ cổ phần Trên cơ sở đó, em tính toán được thu nhập cổ phần (EPS) của RCC trong 3 năm qua như sau:

Bảng 2.2.18: Thu nhập cổ phần của RCC trong năm 2007,2008,2009

(Đơn vị: nghìn đồng)

Năm 2007 2008 2009

Lợi nhuận sau thuế 16.066.514 25.769.312 40.092.579 Số cổ phẩn

(= vốn đầu tư chủ sở hữu/ 100.000) 825.028 983.196 1.125.028 EPS ( = lợi nhuận sau thuế/ số cổ phần) 19,474 26,21 36,64 Như vậy, thu nhập cổ phần của RCC tăng lên qua các năm.. năm 2008 tăng lên 13,5% so với 2007; năm 2009 tăng lên 14% so với. ( thực ra, đối với RCC, vì mệnh giá = giá thị trường cổ phiếu=100000 nên chỉ số này chính bằng doanh lợi vốn chủ sở hữu/ 100) Sự tăng lên này là do công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu

quả trong thời gian qua, mức lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn so với vốn đầu tư chủ sở hữu.

Cổ tức

Tỷ lệ cổ tức sẽ được ĐHĐCĐ quyết định dựa trên đề xuất của HĐQT căn cứ trên kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính và kế hoạch kinh doanh, chiến lược đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh trong năm tới;

Mức cổ tức trong các năm vừa qua

Bảng 2.2.19: Mức cổ tức của RCC trong các năm qua

Năm CỔ TỨC

Bằng tiền mặt

(% trên mệnh giá) % tăng giảm

2007 9,50

2008 11,00 15.8%

2009 14.18 28.9%

Nguồn: bản cáo bạch tài chính RCC

Như vậy, có thể thấy mức cổ tức trong 3 năm qua của RCC tăng đáng kể. Đây là một ưu điểm để cổ phiếu của RCC sẽ được các nhà đầu tư quan tâm khi niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới đây

Như vậy, qua phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn trên có thể cho thấy: Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, sự cạnh tranh trên thị trường xây dựng ngày càng gay gắt nhưng RCC đã vượt qua được các khó khăn, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Để có đánh giá chi tiết và chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn của RCC, từ đó phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp tốt, ching ta đi vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty RCC thông qua một số chỉ tiêu cơ bản

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần công trình đường sắt (Trang 43 - 50)