Thúc đẩy phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá làm cơ sở phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam doc (Trang 75 - 79)

- Đối với các huyện trung du, miền núi:

3.2.2.Thúc đẩy phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá làm cơ sở phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp

kinh tế hợp tác xã nông nghiệp

Kể từ sau Nghị quyết 10/BCT của Bộ Chính trị, cùng với sự đổi mới toàn diện về quản lý kinh tế nông nghiệp, kinh tế hộ nông dân mới thoát khỏi sự kìm hãm của cơ chế tập trung, dần dần khẳng định chỗ đứng của mình trong sản xuất nông nghiệp và có những đóng

góp ngày càng rõ nét vào quá trình phát triển HTXNN, tăng trưởng và phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Do đó, phát triển mạnh mẽ và lâu dài kinh tế hộ tạo nhu cầu hợp tác tự nhiên, đích thực là tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển HTXNN. Để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển cần phải tiếp tục tạo điều kiện pháp lý rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự chủ của các hộ gia đình. Trong thời gian qua việc ra đời Luật đất đai, Luật Dân sự, Luật HTX, các HTX hoạt động theo Luật đã tạo điều kiện pháp lý rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự chủ của hộ nông dân. Tuy vậy để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ trong thời gian tới cần tiếp tục chú ý giải quyết những vấn đề sau:

- Khuyến khích hộ nông dân thực hiện tốt chủ trương dồn điền, đổi thửa nhằm tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn theo hướng CNH-HĐH; Hoàn thành việc giao ruộng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân, đảm bảo tính pháp lý ổn định lâu dài đối với các loại tư liệu sản xuất rất cơ bản trong nông nghiệp, đảm bảo tính pháp lý của hộ trong hoạt động kinh tế với các tổ chức kinh tế khác. Nâng mức hạn điền để thúc đẩy việc tích tụ ruộng đất; đẩy mạnh dồn điền đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng manh mún về đất đai, tạo điều kiện đẩy mạnh cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí canh tác... khắc phục tình trạng hộ nông dân, các công chức đã chuyển sang làm các ngành nghề khác phi nông nghiệp nhưng vẫn giữ đất xảy ra ở nhiều địa phương, trong khi nhiều hộ nông dân có điều kiện để đầu tư mở rộng sản xuất lại bị thiếu đất. Việc chuyển đổi thực sự sẽ mang lại lợi ích kinh tế do nâng cao được khả năng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng; giảm diện tích bờ cõi, tăng diện tích giao thông nội đồng; thực hiện quy hoạch giao thông thuỷ lợi nội đồng. Tuy nhiên đây là công việc phức tạp, vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nông dân và việc thực hiện các văn bản pháp quy; đặc biệt khi mà trình độ và điều kiện sản xuất của các hộ nông dân còn thấp, chưa thấy việc chuyển đổi là bức xúc thì việc chuyển đổi càng phức tạp hơn. Xuất phát từ lợi ích và tính phức tạp trên, trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa một cách kiên trì, thường xuyên, liên tục, vận động, tuyên truyền để cán bộ, nông dân hưởng ứng tích cực hơn.

Đây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề phát triển kinh tế hộ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế HTX. Hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được cải thiện trên cơ sở một quy hoạch phù hợp sẽ tạo điều kiện trực tiếp nâng cao khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng thâm canh trong nông nghiệp, giảm thiểu các chi phí sản xuất có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động SX-KD của vùng, tạo điều kiện nâng cao thu nhập và đời sống của các hộ gia đình nông dân. Mặt khác nâng cao chất lượng của hệ thống kết cấu hạ tầng tạo điều kiện hạ thấp các chi phí dịch vụ thuỷ lợi, điện, giao thông vận tảỉ, thông tin liên lạc... tạo điều kiện cho các HTXNN phát huy được khả năng hoạt động của mình trong điều kiện kinh tế thị trường. Mặc dù hệ thống kết cấu hạ tầng của Quảng Nam đã được cải thiện rõ rệt, song cần phải được tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng, đặc biệt phải chú trọng đến các huyện trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Tạo điều kiện để các hộ nông dân dể dàng tiếp cận được đến các nguồn vốn của hệ thống tài chính kết hợp với sự hỗ trợ của các chương trình KT-XH khác.

Để tiến hành sản xuất, đặc biệt là thúc đẩy theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá cần phải có vốn. Song đa số nông dân hiện nay đang ở tình trạng thiếu vốn, vì vậy khó có điều kiện thâm canh trong sản xuất, tìm kiếm việc làm nhằm gia tăng thu nhập cải thiện đời sống. Hiện nay, chính sách của Nhà nước, trực tiếp thông qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách- Xã hội đã được cải thiện nhiều. Bên cạnh việc đản bảo thế chấp cho các món vay đã mở rộng sang các hình thức tín chấp và quy mô của vốn vay cũng gia tăng. Điều cần thiết là cần tiếp tục cải tiến các thủ tục sao cho đảm bảo tính pháp lý, vừa đảm bảo thuận tiện và phù hợp với trình độ của nông dân. Thời hạn vay phù hợp với nhu cầu tái sản xuất trong kinh doanh nông nghiệp và các ngành nghề; chính sách lãi xuất phù hợp, cần phải đảm bảo vốn vay trực tiếp được đến các hộ nhưng không bị gia tăng chi phí lãi xuất so với quy định. Kết hợp với việc khai thác các nguồn vốn thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại với các kênh vốn khác, kể cả thông qua các chương trình dự án của Chính phủ và nước ngoài để đa dạng hoá các nguồn vốn và hạ lãi xuất tiền vay.

- Đẩy mạnh và thực hiện các biện pháp khuyến nông, khuyến lâm; khuyến ngư phù hợp; gắn với chuyển giao tiến bộ KH-CN với nâng cao năng lực kinh doanh của các hộ nông dân

Thực tiến cho thấy vai trò to lớn của việc đưa các tiến bộ KH-CN vào trong nông nghiệp nông thôn, đảm bảo năng xuất chất lượng cây trồng con vật nuôi, đáp ứng yêu cầu của thị trường, tăng thu nhập của các hộ nông dân, bảo vệ môi trường cũng như sự an toàn sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng. Song đi đôi với đẩy mạnh cần phải có hình thức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư phù hợp sẽ lại hiệu quả. Chẳng hạn tổ chức thực hiện các chương trình kinh tế kỹ thuật có mục tiêu: chương trình lương thực, chương trình thực phẩm, chương trình cây công nghiệp, cây ăn quả... Lựa chọn các hình thức chuyển giao phù hợp với trình độ dân trí và tập quán vùng trên cư sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài và của các vùng như: xây dựng các mô hình trình diễn cây trồng, con vật nuôi để tuyên truyền, khuyến cáo; tập huấn, hướng dẫn để hộ nông dân làm theo đem lại hiệu quả kinh tế cao ngay trên mảnh ruộng, ô chuồng nhà mình. Tổ chức Hội nghị đầu bờ, IPM, hội thảo… đồng thời thông qua một số chính sách hỗ trợ về giống cây trồng, con vật nuôi, gia súc để gắn hỗ trợ nông dân với việc đào tạo nông dân qua hoạt động thực tiễn. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ nông dân, trang trại, HTXNN, doanh nghiệp trong việc đầu tư ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp.

- Tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế làng nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống và tăng thu nhập của các hộ gia đình nông thôn, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ phân công lao động trong nông thôn tạo điều kiện phát triển kinh tế các HTX trong hệ thống phân công lao động. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế tạo máy nông cụ, thiết bị phục vụ chế biến nhỏ ở nông thôn, trước hết là các ngành nghề phục vụ nhu cầu dân sinh tại chỗ, các ngành công nghiệp chế biến, bảo quản gắn với thị trường tiêu thụ nông sản...

- Đổi mới chính sách thị trường đối với lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bình ổn giá một số vật tư nông nghiệp quan trọng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu... xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về thị trường yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam doc (Trang 75 - 79)