Quá trình hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam doc (Trang 46 - 50)

- Tiềm năng phát triển kinh tế:

2.2.1.Quá trình hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Nam

vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Đó là, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm so với yêu cầu, tiềm năng và thế mạnh. Sản xuất còn manh mún, chưa hình thành những vùng chuyên canh tập trung tạo ra sản lượng hàng hoá đủ khả năng đáp ứng cho công nghiệp chế biến hoặc tạo sức hút với các nhà đầu tư, từ đó chưa tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ và đồng đều giữa các vùng. Mặt khác, thị trường tiêu thụ sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn, cơ cấu vốn đầu tư cho chuyển dịch theo yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ chế chính sách, năng lực quản lý điều hành, khả năng và cách thức làm ăn của nhân dân cũng là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Mặt khác, người nông dân chưa tiếp cận được nhu cầu thị trường, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định, việc mở rộng sản xuất, kết hợp một hoặc nhiều ngành, nhiều nghề gắn với dịch vụ, thương mại còn hạn chế, do vậy người nông dân luôn bị động, lúng túng trong việc xử lý sản phẩm sau thu hoạch. Cùng với hạn chế trên, kết cấu hạ tầng nông thôn tuy đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng nhưng vẫn chưa đồng đều, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất, đời sống người dân, nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt vẫn còn thiếu. Trước thực tế đời sống, sản xuất và những đòi hỏi cấp bách từ cuộc sống, ở khu vực nông thôn hiện nay rất cần phát triển các HTX kiểu mới trong nông nghiêp để phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu của nông dân.

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ QUA CÁC GIAI ĐOẠN

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Nam Nam

- Giai đoạn trước năm 1981: HTXNN theo đúng nghĩa là tổ chức quản lý SX-KD nông nghiệp. HTXNN là đơn vị kinh tế cơ sở và cơ bản ở nông thôn, kinh tế hộ tự chủ không tồn tại, mà chỉ có kinh tế phụ gia đình gắn với sử dụng đất 5% cho chăn nuôi. HTX trực tiếp quản lý ruộng đất, tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm với bộ máy quản lý rất

lớn. Bên cạnh các HTXNN thường có các HTX tiểu thủ công nghiệp, HTX mua bán, HTX tín dụng. Các HTX này tồn tại độc lập với nhau trong cơ chế quản lý hành chính chỉ huy, tập trung bao cấp của Nhà nước. Thời kỳ này các HTX nói chung, HTXNN nói riêng nhận được sự bao cấp của Nhà nước, các HTXNN không chỉ là tổ chức kinh tế mà đảm nhận nhiều chức năng xã hội, chính trị, thậm chí cả của chính quyền cơ sở.

- Giai đoạn khoảng 1981-1997: HTX công-nông-thương-tín. Với sự phát triển ngành nghề đa dạng trong nông thôn gắn với thực hiện cơ chế khoán trong nông nghiệp, nhiều HTXNN không còn tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp thuần túy, mà mở rộng, phát triển sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, vận tải, kinh doanh thương mại, dịch vụ, tín dụng. Bộ máy quản lý của HTX vẫn khá nặng nề và vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước. Mô hình này phát triển mạnh ở các huyện Duy Xuyên, Điên Bàn, Đại Lộc, Tam Kỳ...Thời kỳ sau khoán 10 năm 1988, nhất là từ sau Nghị quyết TW6 khóa VI năm 1989 phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN, chủ trương phát triển kinh tế hộ tự chủ, hộ là đơn vụ kinh tế cơ sở. Sau đó là thời kỳ thực hiện Luật đất đai và Luật HTX, các HTXNN thuần túy kiểu cũ về cơ bản không có cơ sở kinh tế để tồn tại. Các HTXNN kiểu cũ tồn tại dựa trên ba cơ sở kinh tế quan trọng là: quản lý sử dụng ruộng đất; tổ chức quản lý SX-KD; phân phối sản phẩm... Khi thực hiện kinh tế hộ tự chủ, giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân, người nông dân nộp thuế cho Nhà nước, tự quyết định việc SX-KD, tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN. Cơ sở kinh tế của các HTXNN kiểu cũ không còn, do đó các HTXNN gặp nhiều khó khăn, trì trệ, các HTX mua bán và tín dụng tự tiêu vong.

Từ sau Đại hội lần thứ 6 của Đảng (12-1986), kinh tế hợp tác và HTXNN có những biến đổi rõ rệt từ hình thức hợp tác, nội dung đến phương thức hoạt động. Kết quả hoạt động của các HTXNN đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, phúc lợi xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ phát triển và sự nghiệp phát triển nông thôn mới của tỉnh. Tuy nhiên, cùng với những biến đổi đó là sự giảm sút đáng kể về số lượng và sự thay đổi căn bản trong các quan hệ về sản xuất, phân phối và quản lý. Điểm then chốt trong đổi mới các HTXNN là việc thừa nhận địa vị tự chủ về kinh

tế của hộ nông dân và việc tạo điều kiện cho hộ nông dân từng bước trở thành đơn vị kinh tế tự chủ; HTX chuyển từ chức năng tổ chức sản xuất nông nghiệp sang chức năng cung ứng dịch vụ cho các hộ nông dân, hoạt động theo cơ chế thị trường gặp nhiều khó khăn.

Theo số liệu thống kê đến cuối năm 1994, phân loại HTXNN Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) như sau:

- Tổng số: 260 HTX; Trong đó:

+ Loại khá 60 HTX, chiếm 23 %

+ Loại trung bình 80 HTX, chiếm 30,7 %

+ Loại yếu kém: 120HTX, chiếm 46,3 %

Đa số HTX khó khăn yếu kém tập trung ở miền núi, trung du, vùng cát. Những HTX này trong điều kiện có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất rất nghèo nàn, có nơi không có gì đáng kể; điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào nước trời; KT-XH kém phát triển, trình độ sản xuất của nông dân còn thấp, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc. Đời sống nhân dân rất khó khăn.

Từ những điều kiện trên, ngay từ khi thành lập các HTXNN đã gặp khó khăn, thêm vào đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý điều hành còn nhiều bất cập và sự buông lỏng, thả nổi của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương làm cho HTX ngày càng khó khăn gay gắt; dẫn đến nông dân mất lòng tin vào sự quản lý điều hành sản xuất của Ban Quản lý HTX. Xã viên yêu cầu phải giải quyết căn bản những tồn đọng của HTX (kiểu cũ) giúp cho họ hình thành các tổ chức hợp tác tương trợ đa dạng, bền vững hơn trong sản xuất.

Những HTX khá tập trung chủ yếu ở đồng bằng và có những đặc điểm sau: Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất như hệ thống thuỷ lợi, trạm điện, giao thông... tương đối đầy đủ. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, KT-XH phát triển, nông dân có kinh nghiệm sản xuất và đời sống ổn định. Đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế. Đảng và chính quyền địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tập hợp và đoàn kết được đông đảo cán bộ, xã viên quyết tâm xây dựng HTX. Công tác quản lý kinh tế, tài chính được thực hiện một cách công khai, rõ ràng với xã viên, hoạt động của HTX hằng năm đều có hiệu quả, đem lại niềm tin cho xã viên. Quá trình hoạt động bảo toàn được vốn, sử dụng và khai thác có hiệu quả các tài sản, duy trì và ổn định chất lượng dịch vụ cho hộ xã

viên. Một số HTX tích luỹ được vốn, dần dần mở rộng được ngành nghề đáp ứng trong việc khai thác mọi tiềm năng của địa phương và giải quyết việc làm cho người lao động. Ở địa phương này người nông dân được hưởng lợi ích từ kinh tế HTX thông qua hiệu quả dịch vụ các khâu trong sản xuất, các phúc lợi xã hội và giải quyết được việc làm cho người lao động. Điều đó tạo điều kiện cho nông dân gắn bó và tích cực tham gia vào các hoạt động của HTX, làm cho HTX ổn định, phát triển, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, bản thân HTX loại khá vẫn còn mang những yếu tố, tính chất của mô hình kiểu cũ kém bền vững, còn nhiều hạn chế làm cản trở quá trình phát triển KT-XH ở nông thôn.

Ngoài hai loại HTX khá, yếu kém nêu trên còn lại khoảng 80 HTX loại trung bình trong điều kiện có thuận lợi hơn các HTX yếu kém; khó khăn hơn các HTX khá. Tình hình hoạt động của các HTX loại này ở múc độ cầm chừng, chủ yếu dịch vụ vài khâu như: thuỷ lợi, điện nhưng chất lượng chưa đảm bảo theo yêu cầu, hiệu quả hoạt động thấp, hằng năm lãi đạt thấp, thậm chí lỗ. Trong khi đó, các công trình tập thể ngày càng xuống cấp, không có khả năng sửa chữa và tái đầu tư. Vốn HTX bị xã viên chiếm dụng, không có biện pháp thu hồi. Một số công trình đầu tư bằng vốn vay ngân hàng khai thác ít hiệu quả, khả năng trả nợ thấp và chậm. Một số HTX ngày càng hoạt động sa sút, lâm vào tình trạng khó khăn, lúng túng dễ dẫn đến tan rã.

- Giai đoạn từ năm 1997-2001:

Để định hướng đổi mới kinh tế hợp tác và HTX, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII đã có chỉ thị số 68/CT-TƯ ngày 25.4.1996, Quốc hội ban hành Luật HTX ngày 03.4.1996, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 15/CP, 16/CP, 02/CP, 43/CP…hướng dẫn việc triển khai Luật HTX. Riêng tỉnh Quảng Nam, trước khi có Chỉ thị của Trung ương do tình thế bế tắc và lúng túng của các HTX đã làm cản trở sự phát triển KT-XH ở nông thôn nên Tỉnh uỷ Quảng Nam-Đà Nẵng cũ đã ra Chỉ thị 28/CT-TƯ ngày 04.5.1995 “Tập trung xử lý các HTX khó khăn và yếu kém” và Nghị quyết 11/NQ-TƯ ngày 25.12.1995 “Chuyển đổi HTXNN từ mô hình cũ sang mô hình mới”, thực hiện chủ trương đó, trên toàn tỉnh đã xử lý giải thể 95 HTX yếu kém và chuyển đổi 135 HTX đủ điều kiện hoạt động theo luật HTX và Nghị định 16/CP của Chính phủ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam doc (Trang 46 - 50)