Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp của Nhật Bản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam doc (Trang 31 - 33)

- Về mô hình HTX:

1.3.1.1.Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp của Nhật Bản

Từ xa xưa, dưới thời đại phong kiến, nông dân Nhật Bản đã lập ra những Hiệp hội để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống.

Luật HTX lần đầu tiên được ban hành vào năm 1900. Theo luật này các HTX có thể đảm nhận một số trong 4 chức năng: tín dụng, tiêu thụ, chế biến và thu mua. Năm 1930 luật HTX sửa đổi đã thừa nhận tư cách pháp lý của HTXNN. Sau chiến tranh thế giới thứ hai luật HTX lại chia nhỏ theo chức năng chế định các HTX chuyên ngành. Hiện tại HTXNN ở Nhật Bản được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc các HTXNN; Liên đoàn HTXNN tỉnh; HTXNN cơ sở. Trong nội bộ các HTX, cơ cấu tổ chức quản lý cũng theo mô hình chung gồm 3 bộ phận:

- Đại hội xã viên thông qua các vấn đề quan trọng của HTX theo thời hạn 1 năm 1 lần và 1 xã viên 1 phiếu bầu. Đại hội có thể họp bất thường khi 1/5 xã viên chính thức yêu cầu. Ban giám đốc do Đại hội xã viên bầu theo nhiệm kỳ 3 năm, trong đó 3/4 ban giám đốc phải là xã viên chính thức. Ban giám đốc cử 1 chủ tịch và 1 giám đốc điều hành hoạt động thường trực; Ban thanh tra, kiểm soát có nhiệm vụ giám sát Ban giám đốc và sử dụng tài sản của HTX. Ngoài ra, mỗi HTXNN đều có một tổ chức địa phương làm nhiệm vụ thông tin, truyền bá kiến thức.

Ở Nhật Bản các HTXNN cơ sở gồm 2 loại: đơn chức năng và đa chức năng. Từ những năm 1961 trở về trước các HTX đơn chức năng khá phổ biến. Nhưng từ 1961 trở về đây do Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các HTXNN nhỏ thành HTXNN lớn nên mô hình

hoạt động chủ yếu của HTXNN Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. Các HTXNN đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực như cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng nhu yếu phẩm cũng như giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của họ.

- Về chức năng, các HTXNN đa năng Nhật Bản đảm đương các nhiệm vụ sau:

+ Cung cấp cho nông dân dịch vụ khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất.

+ Tiến hành kinh doanh, giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa.

+ HTX cung ứng hàng hóa cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất và hợp lý.

+ HTXNN đa chức năng cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp.

+ HTXNN còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân.

+ Ngoài ra, các HTXNN Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo dục xã viên tinh thần HTX thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan cả ở ba cấp HTXNN cơ sở, tỉnh và trung ương.

+ Các HTXNN còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị với Chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các HTX và địa phương. Liên hiệp HTXNN Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc để kiến nghị lên Nghị viện và Chính phủ.

Như vậy, có thể thấy HTXNN của Nhật Bản đã bén rễ và phát triển cả quãng đường dài hơn 100 năm. Từ các đơn vị tự phát lẻ tẻ ban đầu, các HTXNN Nhật Bản đã phát triển vững mạnh qua giai đoạn đơn chức năng ngày nay trở thành các tổ chức đa chức năng dịch vụ mọi mặt cho đời sống của nông dân và tổ chức liên kết quy mô lớn toàn quốc. Hiện nay, Liên hiệp HTXNN toàn quốc Nhật Bản đã có 25.000 đơn vị (chủ yếu là HTXNN cơ sở) với 250.000 nhân viên. Rõ ràng là ở một số nước công nghiệp hóa như Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình, do đó HTXNN, một mặt được thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở

nông thôn, mặt khác vẫn tôn trọng mô hình kinh tế hộ nông dân và chỉ thay thế hộ nông dân và tư thương ở khâu nào HTX tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam doc (Trang 31 - 33)