Về chất lượng các hợp tác xã nông nghiệp:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam doc (Trang 56 - 60)

Theo số liệu báo cáo của các HTXNN trên địa bàn toàn tỉnh trong các năm gần đây, đặc biệt là năm 2005, số lượng HTXNN hoạt động khá, tốt và trung bình ngày càng tăng lên, số HTX hoạt động yếu kém ngày càng giảm.

Tổng hợp đánh giá thực trạng HTXNN trên địa bàn tỉnh qua các năm có thể chia các HTX theo 3 nhóm:

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả phân loại chất lượng HTXNN qua các năm

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tổng số HTX NN 125 125 125 Trong đó: HTXNN loại khá 33,15% 37,03% 40,08% HTXNN trung bình 54,42% 51,11% 48,8% HTXNN yếu kém 12,43% 11,85% 10,4%

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác quản lý HTXNN năm 2005-UBND tỉnh Quảng Nam

Tuy nhiên, chất lượng hoạt động kinh doanh của các HTXNN tỉnh Quảng Nam có sự khác nhau giữa các huyện; trong đó, huyện Điện Bàn có tỷ lệ HTX hoạt động có hiệu quả cao nhất, tiếp đến Đại Lộc, Thăng Bình...

* Nhóm hợp tác xã khá, giỏi:

Với chức năng hướng dẫn sản xuất và tổ chức tốt các dịch vụ phục vụ sản xuất cho hộ xã viên, các HTX đã tham mưu giúp UBND xã trong hướng dẫn sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn như phát triển cây nguyên liệu, sản xuất giống lúa và các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày phục vụ sản xuất. Đồng thời phát triển ngành nghề mới, khôi phục phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn, giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động.

Ngoài việc tập trung làm tốt các khâu dịch vụ nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất của hộ xã viên như thuỷ lợi, làm đất, cung ứng vật tư, tín dụng, các chương trình khuyến nông, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, tiêm phòng gia súc… các HTX đã thực hiện liên doanh, liên kết, phát triển ngành nghề, giải quyết lao động địa phương, tăng thu nhập cho xã viên và tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản… Nhiều HTX vận dụng linh hoạt cơ chế,

chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Nhà nước thông qua liên doanh, liên kết để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất các ngành hàng có thị trường tiêu thụ ổn định và thu hút nhiều lao động như dệt vải, may mặc, chế biến hải sản, nông sản, mây tre, đan… Bên cạnh đó, các HTX đã phối hợp với các ngành chức năng, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất như: kiên cố hoá kênh mương, xây dựng mới và nâng cấp công trình điện, trạm bơm… nhằm giảm giá thành và nâng cao chất lượng phục vụ. Ngoài việc chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, HTX đã góp phần cùng chính quyền xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông, hệ thống cung cấp nước sạch, trạm y tế, chợ, thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế do Đảng và Nhà nước đề ra, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Từ thực tế, nhiều HTX đã phát triển mạnh và trở thành điển hình tiên tiến như: HTX Tam Thành 1 (thị xã Tam Kỳ); HTX Duy Sơn 2, Duy Thành, Duy Phước (huyện Duy Xuyên); HTX Đại Hiệp, Đại Nghĩa, Đại Hồng, Đại Hoà, Đại Minh (huyện Đại Lộc); Điện Phước1, Điện Quang, Điện An 1,2 (huyện Điện Bàn)… Những HTX tiêu biểu này đã thực hiện tốt các dịch vụ nông nghiệp, phục vụ kinh tế hộ phát triển, bên cạnh đó còn phát triển ngành nghề công nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương như mây tre, đan, may mặc, dệt, giày da, thủ công mỹ nghệ, chế biến hải sản, sản xuất gạch bán tuy nen…

* Nhóm hợp tác xã trung bình:

Phần lớn các HTX này tuy có sự chuyển biến về tổ chức quản lý, về nội dung và phương thức hoạt động nhưng còn hạn chế, không có thị trường ổn định và lâu dài, không có đối tác liên doanh, liên kết mở rộng SX-KD, phát triển các dịch vụ mới về ngành nghề nông thôn. HTX chỉ tổ chức một số loại hình dịch vụ trên cơ sở các công trình có sẵn được chuyển sang từ HTX cũ như thuỷ nông, điện. Nguyên nhân là do HTX khi chuyển sang cơ chế mới đều ở điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất yếu kém, thiếu vốn hoạt động, tư tưởng trông chờ bao cấp vẫn còn trong cán bộ, xã viên HTX, năng lực tổ chức quản lý và điều hành của cán bộ theo cơ chế mới còn nhiều hạn chế, nên hiệu quả phục vụ sản xuất mang lại chưa cao.

Toàn tỉnh đã giải thể 25 HTX không đủ khả năng hoạt động.15 HTX yếu kém còn tồn tại tính đến thời điểm hiện nay chính là các HTX khi chuyển sang cơ chế mới, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất quá yếu kém, xuống cấp trầm trọng, năng lực quản lý điều hành của cán bộ rất hạn chế, những tồn đọng trong HTX về tài sản, công quỹ, công nợ, vốn góp, danh sách xã viên… chưa xác định rõ ràng và chưa giải quyết dứt điểm, nên sau khi thực hiện chuyển đổi còn lúng túng trong việc xác định nội dung và phương thức hoạt động cầm chừng, không đáp ứng được nhu cầu cung ứng dịch vụ sản xuất của các hộ nông dân trên địa bàn.Vai trò HTX chưa có tác dụng thiết thực đối với phát triển kinh tế địa phương và sản xuất kinh tế hộ nông dân.

Tóm lại, trong những năm qua hoạt động và phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khá ổn định và hiệu quả, đã góp phần cải thiện đáng kể diện mạo nông thôn mới. Kết quả này đã thực sự làm thay đổi đáng kể cách nhìn nhận, đánh giá về mô hình HTXNN kiểu mới kể từ sau ngày chuyển đổi. Các dịch vụ và quy mô hoạt động của HTX hiện vẫn đang giữ một vai trò khá quan trọng trong đời sống, SX-KD ở địa phương và kinh tế hộ nông dân. Mặc dầu vậy, trước yêu cầu mới đòi hỏi sự phát triển bền vững và đồng bộ, nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc mang tính lịch sử và những tồn tại mang tính chủ quan…các HTXNN ở Quảng Nam, rõ ràng quá trình đổi mới, cải tiến, hỗ trợ nâng cao năng lực HTX đang được đặt ra rất quyết liệt và thách thức.

- Về công tác cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp.

Trong những năm qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm nên bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý HTXNN ở Quảng Nam đã được kiện toàn, tinh giản và từng bước nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất, phương pháp, hiệu lực quản lý HTX.

Bảng 2.2: Tổng hợp cơ cấu trình độ cán bộ quản lý HTXNN Quảng Nam

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

Trình độ Đại học-Cao đẳng 5,0 5,5 6 6,7 8,75

Trình độ Sơ cấp 66,0 62,5 59,8 56,9 47,55

Nguồn: Báo cáo của các HTXNN ở tỉnh Quảng Nam.

Các HTXNN trên địa bàn đã có kế hoạch chọn cử và tạo điều kiện cán bộ tham gia các lớp Đai học không tập trung nhằm nâng cao năng lực và bổ sung đội ngũ cán bộ HTX như Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn... Tiêu biểu HTX Duy Sơn II đã đầu tư, hỗ trợ kinh phí đào tạo nhiều cán bộ ở bậc đại học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. HTX có biện pháp sử dụng, đãi ngộ thỏa đáng để giữ và thu hút cán bộ. Cuối năm 1999, toàn HTX có 24 cán bộ có trình độ đại học, 36 người có trình độ cao đẳng và trung cấp thuộc các lĩnh vực điện; nông nghiệp; kinh tế; ngoại thương; ngoại ngữ... Ngoài ra còn một số cán bộ hiện nay đang được đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng. Vai trò của chủ nhiệm trong các HTXNN được đề cao đúng mức, sự thành công hay thất bại của các HTX đều phụ thuộc rất nhiều đến vai trò của cán bộ chủ chốt. Điều này thể hiện rất rõ tại các HTX tiên tiến như Duy Sơn 2, Duy Trinh (huyện Duy Xuyên); Đại Hiệp, Đại Nghĩa (huyện Đại Lộc); Điện Phước, Điện Quang (huyện Điện Bàn)...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam doc (Trang 56 - 60)