- Về mô hình HTX:
1.3.3. Một số vấn đề trong thực tiễn và kinh nghiệm rút ra từ các mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở trong và ngoài nước
tác xã nông nghiệp ở trong và ngoài nước
* Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn của các mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong và ngoài nước
- Vai trò vị trí của HTX nói chung và HTXNN nói riêng đều được các nước xem trọng nên sớm có luật HTX và nhiều chính sách phù hợp để HTX phát triển, thực hiện các mục tiêu KT-XH của xã viên, xác lập vai trò của HTX đối với khu vực dân cư vốn kém thế lực về kinh tế.
- HTX, trong đó có HTXNN, thật sự là một tổ chức tự nguyện của xã viên, đa dạng và phong phú về hình thức do yêu cầu của xã viên và cộng đồng. Mục đích của HTX là gắn bó cùng nhau để tạo ra mọi dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã viên và hoạt động xã hội vì cộng đồng.
- Nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, nuôi dưỡng và phát triển phong trào HTX nhằm vừa phát triển kinh tế vừa góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội trên cơ sở pháp lý là không bao cấp và không can thiệp vào công việc của HTX, HTX được bình đẳng với mọi loại hình kinh tế khác.
- Các HTXNN ở nước ta hiện nay đã chuyển đổi theo Luật HTX ban hành năm 1996. Đa số các HTX chuyển đổi đã thể hiện rõ các nguyên tắc HTX, hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ cho xã viên, thực hiện các mục tiêu xã hội ở nông thôn có kết quả, bước đầu đã thể hiện vai trò, vị trí quan trọng đối với việc phát triển KT-XH trong nông thôn. Đặc biệt, HTX nào năng động, sáng tạo, tích cực phục vụ kinh tế hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hoá thì ở đó mới có sức sống rõ rệt, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tại địa phương.
- Do xuất phát từ nền KT-XH ở trình độ thấp lại đang mới chuyển sang thực hiện Luật HTX, nên hoạt động của các HTXNN còn đang gặp những trở ngại như nhận thức về Luật HTX, vốn, trình độ KH-CN, tổ chức và quản lý, cơ chế chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật.
* Kinh nghiệm được rút ra từ các mô hình hợp tác xã nông nghiệp:
- HTXNN ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử KT-XH nhất định. Mục đích hoạt động của HTXNN là dịch vụ vì nhu cầu KT-XH của xã viên và cộng đồng ở nông thôn. Do đó, HTXNN là hình mẫu phản ánh sự phù hợp về tổ chức, quản lý, mục tiêu và phương thức hoạt động của loại HTX này với từng giai đoạn, điều kiện KT-XH tương ứng.
- Phát triển của HTXNN cùng với mô hình của nó là sức mạnh đoàn kết của nông dân, vì lợi ích của đông đảo nông dân và cộng đồng ở nông thôn, vì người nghèo. Ở nước ta trong tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, các HTXNN phải tuân theo sự đổi mới để phù hợp với quá trình phát triển hiện đại.
- Xây dựng và phát triển HTXNN không thể thoát ly đặc điểm vốn có của nó và những yêu cầu, nội dung về thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.
- Có rất nhiều nhân tố và điều kiện luôn tác động đến hoạt động của HTXNN. Vì vậy, một mô hình HTXNN mang tính phát triển phù hợp với tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta phải phù hợp với môi trường kinh doanh của thời đại và năng lực phát triển của từng HTXNN cụ thể. Trong đó phải rất chú ý về điều kiện pháp lý, điều kiện sản xuất hàng hoá, điều kiện về năng lực và phẩm chất của cán bộ HTXNN.
- Kinh nghiệm từ các mô hình HTXNN trong và ngoài nước đều cho thấy: HTXNN vốn có mục đích, tổ chức và phương thức hoạt động không giống với các loại hình doanh nghiệp khác và có vai trò, vị trí quan trọng đối với khu vực kinh tế nông thôn; Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm giúp đỡ để HTXNN phát triển theo luật định; hoạt động kinh tế của HTXNN là dịch vụ cho yêu cầu sản xuất và của xã viên; để phát triển tự chủ và bình đẳng, HTXNN hiện nay cần được quan tâm đầu tư hỗ trợ về vốn, KH-CN, đào tạo cán bộ, đồng thời phải từ bỏ sự can thiệp của Đảng và chính quyền địa phương vào công việc của HTX.
- HTXNN ở nước ta ít nhất phải đạt cho được những yêu cầu như sau: Thành lập và hoạt động trên cơ sở Luật HTX và điều lệ HTX đã được hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH; Mục đích hoạt động kinh tế là tạo điều kiện cho hộ xã viên thoát khỏi tình trạng kinh tế tiểu nông manh mún, chậm phát triển để sản xuất hàng hoá quy mô lớn, sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao; Có năng lực về vốn, cán bộ, chất lượng lao động dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật; Hợp tác và liên kết phải thể hiện rõ sức mạnh về quy mô, trình độ khoa học và hiệu quả đạt được; Các tiêu chí thể hiện kết quả và hiệu quả về KT-XH của xã viên và cộng đồng trong địa bàn của HTX được nâng lên rõ rệt và hơn hẳn so với mức bình quân của địa phương trong huyện, hoặc vùng thậm chí có thể là cả khu vực nông thôn trong nước.
Chương 2