Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam doc (Trang 94 - 99)

- Đối với các huyện trung du, miền núi:

3.2.7.Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp

trợ phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp

HTXNN là tổ chức kinh tế tự nguyện của nông dân, quyền quyết định cao nhất trong HTX là Đại hội xã viên. Tuy nhiên, HTX nằm trong địa bàn nên sự phát triển của HTX có ảnh hưởng đến sự phát triển KT-HX trên địa bàn. Bởi vậy, các HTX phải chịu sự lãnh đạo của Đảng và quản lý, giúp đỡ của chính quyền địa phương. Đó là đòi hỏi khách quan trong quá trình phát triển.

Để giải quyết tốt mối quan hệ này, cần có cơ chế phối hợp hoạt động có hiệu quả. Tổ chức đảng thực hiện vai trò lãnh đạo thông qua chủ trương, nghị quyết và vai trò gương mẫu của người đảng viên. Chính quyền địa phương có quyền và có trách nhiệm kiểm tra, giám sát HTX trong việc tuân thủ luật pháp và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhưng tuyệt đối không được can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của HTX, không làm thay chức năng của HTX, song phải tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ cho HTX hoạt động theo pháp luật.

Đối với HTX, ngoài mục tiêu kinh tế là hàng đầu còn phải đạt mục tiêu xã hội, góp phần xây dựng tính cộng đồng đoàn kết, tương trợ trong các xã viên của mình, song không thể biến nó thành tổ chức xã hội làm thay nhiệm vụ của hệ thống chính trị của địa phương.

Tùy thuộc đặc điểm cụ thể của từng vùng về trình độ phát triển sản xuất hàng hóa, trình độ dân trí, tập quán... cần coi trọng việc lựa chọn các phương pháp tiến hành phù hợp trong việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tổ chức đảng, chính quyền và HTX trên từng địa bàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HTX hoạt động theo đúng Luật HTX và mang hiệu quả kinh tế, góp phần thực hiện tốt mục tiêu KT-XH của đại phương.

- Các cấp uỷ Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo những nội dung chủ yếu sau đây:

Tiếp tục tổ chức học tập, tuyên truyền sâu rộng các quan điểm nêu trong Nghị quyết TW5 (khoá IX) trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Xây dựng chương trình hành động

cấp mình sát thực, có tác dụng thực tế thúc đẩy đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế HTX. Chỉ đạo điểm, xây dựng mô hình mới, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, uốn nắn kịp thời sai sót, tổng kết phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến. Tổ chức, hướng dẫn, phát triển tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên mới trong khu vực kinh tế HTX. Phát hiện, tuyển chọn, đào tạo cán bộ quản lý và giới thiệu để xã viên bầu vào Ban quản lý những cán bộ có đức, có tài, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế HTX trong cơ chế thị trường.

- UBND tỉnh và các Sở.

Căn cứ nghị quyết Ban Chấp hành TW Đảng về kinh tế tập thể, UBND tỉnh, huyện cần tạo điều kiện: Thủ tục thành lập HTX, thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời. Đối tượng tham gia làm thành viên kinh tế tập thể bao gồm cả thể nhận pháp nhân. Không hạn chế mức góp vốn và các hình thức góp vốn. Có chế độ ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, tín dụng, hỗ trợ khoa học công nghệ, thị trường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Chính sách về cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế tập thể.

UBND tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh, nhất là doanh nghiệp chế biến Nông- lâm -ngư- công nghiệp… chủ động xây dựng mối quan hệ, liên kết với các HTX để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển vùng nguyên liệu, cung ứng vật tư thu mua, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản. Bảo đảm sản phẩm của người nông dân sản xuất ra không qua tầng nấc trung gian ép cấp, ép giá, xem mối quan hệ giữa doanh nghiệp Nhà nước với HTX và kinh tế hộ nông dân là nội dung xây dựng quan hệ công nông trong giai đoạn mới.

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp được tổ chức từ Trung ương đến cấp huyện: Phòng chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, Phòng chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện là những cơ quan tham mưu của Sở và Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kinh tế HTXNN. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của hệ thống này còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ và hiệu lực chưa cao. Ở cấp huyện, số cán bộ được phân công theo dõi thường là làm kiêm nhiệm, cán bộ vừa thiếu và không yên tâm tập trung cho nhiệm vụ tổ chức quản lý kinh tế HTX. Bởi vậy, cần bố trí đủ lực lượng cán bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Đối với Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Sở nên có từ 5-7 cán bộ. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, thị nên có từ 1-2 cán bộ, các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa nên có từ 2-3 cán bộ chuyên trách về kinh tế HTXNN.

- Thường xuyên nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước đối với kinh tế HTXNN thông qua đào tạo bồi dưỡng trong hệ thống các trường từ tỉnh đến Trung ương, kết hợp với việc tham quan học hỏi kinh nghiệm trong nước và nước ngoài.

- Nhà nước cần cấp một khoản kinh phí cần thiết cho hệ thống quản lý nhà nước đối với kinh tế HTXNN. Đồng thời, cần cụ thể hóa việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 02 ngày 2-1-1997 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp đối với kinh tế HTXNN.

Cùng với hệ thống bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế HTXNN, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp trách nhiệm của các tổ chức xã hội như Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên minh HTX trong việc tuyên truyền vận động giúp đỡ phát triển các hình thức kinh tế HTXNN phù hợp với điều kiện thực tiễn, và nhu cầu của nông dân ở từng địa phương.

- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động tỉnh,

Với chức năng của mình tích cực tuyên truyền, vận động giáo dục hội viên, đoàn viên tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể, phát triển đoàn viên, hội viên và tổ chức Đoàn trong khu vực kinh tế tập thể, góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò làm chủ, làm giàu chính đáng cho mình và cho cộng đồng.

- Phát huy vai trò của Liên minh HTX tỉnh và các huyện thị trong việc phát triển kinh tế hợp tác và HTXNN:

Liên minh HTX tỉnh phải được tăng cường, củng cố về tổ chức bộ máy đủ mạnh nhằm thực hiện tốt chức, năng nhiệm vụ được giao; có kế hoạch đào tạo bối dưỡng cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ hỗ trợ.

Tổng hợp tình hình kinh tế HTX, đề xuất cơ chế chính sách và các giải pháp hỗ trợ kịp thời giúp HTX phát triển để tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.

Tăng cường các hoạt động đối ngoại của Liên minh HTX tỉnh, tranh thủ sự hỗ trợ, tài trợ của nước ngoài, nhất là các tổ chức phi Chính phủ; tổ chức tốt các hoạt động phối hợp, liên kết trong và ngoài tỉnh để phát triển kinh tế hợp tác.

Liên minh HTX tỉnh phát huy vai trò tổ chức đại diện; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức thành viên, đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc HTX thực chất. Phối hợp các cơ quan có liên quan giải quyết đúng, kịp thời các đơn thư khiếu kiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của xã viên HTX.

- Đối với các huyện, thị:

Tích cực phối hợp cùng Liên minh HTX tỉnh và các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn phát triển kinh tế HTX trong tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế ở các địa phương; vận động các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp vốn thành lập HTX.

Phối hợp cùng Liên minh HTX tỉnh tích cực chủ động tổ chức tổng kết đánh giá, phân loại giúp các HTX sắp xếp, đổi mới công tác quản lý và hoạt động phù hợp với từng loại hình; có biện pháp giải quyết dứt điểm những tồn tại của HTX trước đây. Thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của các HTX để giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX phát triển. Đề ra chương trình cụ thể sắp xếp, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX.

KẾT LUẬN

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tập thể, để kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế đặt ra yêu cầu cấp thiết phải phát triển HTX kiểu mới trong nông nghiệp, mở rộng số lượng, nâng cao chất lượng, đồng thời đa dạng hóa các mô hình tổ chức và hoạt động của HTX.

Thực tiễn hơn 20 năm xây dựng và phát triển HTXNN ở tỉnh Quảng Nam đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm phù hợp với lịch sử của dân tộc, vừa chứa đựng những nét phổ biến phù hợp với lôgích và lịch sử của quá trình phát triển, vừa có nét riêng vận dụng phù hợp với điều kiện, đặc điểm và tình hình phát triển KT-XH, tập quán và truyền thống của địa phương, cũng như sức sáng tạo của Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Trên cơ sở mục tiêu và phạm vi của đề tài luận văn nghiên cứu đã được xác định:

- Thông qua việc nghiên cứu các quan điểm cơ bản của C.Mác, Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm của Đảng ta về xây dựng, phát triển kinh tế hợp tác và HTXNN. Những vấn đề cơ bản về HTXNN và những nhân tố tác động đến quá trình phát triển HTX kiểu mới trong nông nghiệp, một số HTXNN tiên tiến trong nước, đồng thời những kinh nghiệm thực tiễn phát triển HTXNN ở nước ngoài với trình độ phát triển KT- XH khác nhau; truyền thống lịch sử, văn hoá khác nhau và hệ thống chính trị khác nhau. Luận văn đã tập trung đánh giá phong trào HTXNN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gắn với các mốc giai đoạn chuyển biến của của phong trào dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Quảng Nam trong thời gian vừa qua.

Trên cơ sở phân tích quá trình tổ chức triển khai và kết quả hoạt động SX-KD của các HTXNN sau khi chuyển đổi theo Luật HTX đến nay, Luận văn đã cho thấy con đường chuyển đổi của các HTX và hình thành các HTX kiểu mới trong nông nghiệp là cần thiết để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, phát triển KT-XH nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Từ đó khẳng định những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, đặc biệt tìm ra những nguyên nhân của quá trình phát triển HTXNN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và vận dụng những lý luận phù hợp, luận văn đã đưa ra những giải pháp cơ bản để góp phần tiếp tục đổi mới và phát triển HTX kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Thực tiễn phát triển HTXNN ở Quảng Nam đã cho thấy, một mặt, HTXNN cũng như mô hình của nó ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện KT-XH cụ thể, có mục đích, tổ chức và phương thức hoạt động không giống với các loại hình doanh nghiệp khác, mặt khác, phương thức tiến hành xây dựng và phát triển các HTXNN tác động rất mạnh mẽ tới sự ra đời, tồn tại và phát triển của HTX. Bởi vậy, phát triển HTX kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong những năm tới không thể thoát ly đặc điểm vốn có của các HTXNN, những yêu cầu và nội dung về thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, bối cảnh và môi trường kinh doanh của thời đại, và phải luôn đổi mới để phù hợp với tình hình cụ thể ở mỗi giai đoạn. Phát triển HTXNN kiểu mới là xu hướng có tính quy luật. Tuy nhiên, để thúc đẩy quá trình phát triển đó cần phải thực hiện đồng bộ nhiều vấn đề liên quan, kết hợp ý thức tự giác, tự nguyện tổ chức và tham gia HTX của hộ nông dân với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ, trong đó Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng thông qua tạo lập môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, cơ chế chính sách, môi trường tâm lý - xã hội cho HTX, tổng kết thực tiễn quá trình phát triển HTXNN thời gian qua để nêu gương, nhân điển hình và phát triển các mô hình HTXNN phù hợp về tổ chức, quản lý, mục tiêu và phương thức hoạt động trong điều kiện KT-XH cụ thể của từng địa phương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam doc (Trang 94 - 99)