Một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở trong nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam doc (Trang 36 - 38)

- Về mô hình HTX:

1.3.2.Một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở trong nước

- HTX nông nghiệp An Mỹ, Mỹ Đức, Hà Tây được thành lập từ 1976 và chuyển đổi từ 1998. Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ tưới tiêu, bảo vệ thực vật, sản xuất giống cây trồng, làm đất, vật tư nông nghiệp, điện dân sinh, khuyến nông. Là HTX có quy mô toàn xã. Dịch vụ có kết quả các khâu kinh tế và dân sinh thiết yếu cho xã viên và cư dân nông thôn. Hoạt động kinh tế gắn liền với hoạt động xã hội phục vụ cộng đồng như thực hiện tốt chế độ phúc lợi cho xã viên, hỗ trợ kinh phí cho các đoàn thể, ngày Nhà giáo Việt Nam, ủng hộ đồng bào bị bão lụt, quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho xã viên nhận thức về luật HTX. Công khai, dân chủ trong chuyển đổi HTX, vốn và tài sản, phân phối lãi, phương án hoạt động. Chú ý liên kết HTX với các tổ chức, cơ quan, nhà khoa học trong hoạt động khuyến nông, dịch vụ bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình sản xuất lúa giống.

- HTXNN kinh doanh tổng hợp Bình Tây, Thanh Nhật, Gò Công Tây, Tiền Giang được thành lập 1978, chuyển đổi 1996. Sau khi chuyển đổi số xã viên mới vào HTX rất đông: 359 người, chiếm tỷ lệ 42% so với tổng số xã viên. Đa số hộ nông dân đã đi vào sản

xuất hàng hoá nên thực sự có nhu cầu đối với HTX. Đã tổ chức mua bảo hiểm xã hội và y tế cho xã viên Phân phối lãi theo tỷ lệ 50% cho thành lập các quỹ, 50% theo vốn đóng góp của xã viên.

+ Hoạt động dịch vụ và sản xuất đa dạng, phong phú: giống cây trồng, vật tư, nông dược, tiêu thụ sản phẩm, chăn nuôi lợn giống, cá giống, gà, thú y, sấy lúa, xay xát lúa, sản xuất xơ dừa, chiếu cói, cung cấp nước sinh hoạt, quản lý chợ.

+ Có đầy đủ các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng, trạm y tế, nhà trẻ, mẫu giáo trong HTX. Có vai trò trong đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng ở nông thôn, có quy hoạch đào tạo cán bộ HTX và cán bộ khoa học kỹ thuật. Chú ý hợp tác, liên kết với các tổ chức, cơ quan và các nhà khoa học liên quan.

Chủ nhiệm HTX là người có vị trí thực sự, có uy tín, có trình độ PTTH, qua nhiều lớp đào tạo tập huấn quản lý kinh tế và kỹ thuật, nhiệt tâm và hoạt động có kết quả cao.

+ Thực hiện tốt 5 tiêu chí về đời sống cho cư dân, cụ thể: Ăn đủ, no, ngon (100g thịt, cá/ngày/người); Nhà ở kiên cố, có điện, nước sạch, 4 điện thoại/100 dân; 1,2 xe máy/hộ; 90% trẻ em trong độ tuổi đến trường; Có 1 trạm xá có y, bác sĩ

- HTX nông nghiệp Đình Bảng, Tiên Sơn, Bắc Ninh được thành lập 1976, chuyển đổi 1999. Kinh doanh chủ yếu là dịch vụ nông nghiệp và điện sinh hoạt. Đặc điểm nổi bật ở đây là HTX đã chủ động tổ chức mô hình khu chăn nuôi tập trung cách xa khu dân cư gồm 44 trang trại gia đình chăn nuôi lợn siêu nạc, vịt siêu thịt, siêu trứng và gà sinh sản kết hợp với trồng cây ăn quả, nuôi cá. Mô hình sản xuất cụ thể này đã tạo cho ngành chăn nuôi phát triển, mở ra hướng đưa chăn nuôi ra đồng có hiệu quả và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Ngoài ra, HTX đã sớm có quy hoạch phát triển lâu dài KT-XH. Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn được tăng cường đầu tư có tính hệ thống, sản xuất hàng hoá. Hoạt động xã hội luôn có phong trào và hiệu quả thiết thực.

- HTX dịch vụ nông nghiệp Gò Me, Khu phố 5, phường Thống nhất, Thành phố Biên Hoà được thành lập từ 1984, chuyển đổi 1999. HTX này chủ yếu là dịch vụ sản xuất nông nghiệp và xay xát. Ngoài ra còn sản xuất giấy tái sinh, dịch vụ câu cá giải trí, và có dự án kinh doanh ký túc xá. Thành công của mô hình HTX này là đã chuyển bớt diện tích lúa sang rau an toàn, chú ý sản xuất giống lúa thơm để phục vụ cho thành phố, xã viên được hưởng

lợi do HTX dịch vụ với giá thấp hơn thị trường, chú ý đến hoạt động phúc lợi cho xã viên và cộng đồng, tích luỹ HTX tăng, chú ý công tác đào tạo cán bộ, đoàn kết trong lãnh đạo. Hạn chế lớn nhất là thiếu vốn và đất đai của xã viên cũng như đất do HTX quản lý chưa được cấp giấy chứng nhận.

- HTX nông nghiệp Minh Tân, Vụ Bản, Nam Định được thành lập từ 1973 và chuyển đổi 1997 có qui mô toàn xã.

Mô hình này đã được chọn làm thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới. Bên cạnh các hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho xã viên, HTX đã sản xuất lúa giống, lúa thơm và rau hàng hoá xuất khẩu, tổ chức các nghề mới như mộc, mây tre, thêu, may; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây con; xây dựng mô hình hộ gia đình chăn nuôi lợn hướng nạc; hoạt động xã hội có hiệu quả; liên kết nhằm tạo vốn để hỗ trợ xã viên tham gia các chương trình phát triển kinh tế hộ và nông thôn. Mô hình còn một số hạn chế như: hoạt động kinh tế vẫn còn chịu sự can thiệp của chính quyền xã, dịch vụ còn trong phạm vi ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam doc (Trang 36 - 38)