- Về nguồn vốn của các hợp tác xã:
2.3.4. Đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp
* Mặt tích cực:
HTXNN kiểu mới bước đầu tạo ra nhận thức mới trong đại bộ phận nông dân về hình thức, nội dung và vai trò của mô hình HTX theo Luật HTX. Thực tế hoạt động có hiệu quả của các HTXNN kiểu mới ở Quảng Nam chứng minh sự đúng đắn của đường lối và chính sách của Đảng và Chính phủ về kinh tế và mô hình HTXNN kiểu mới, tạo ra hướng đi mới cho kinh tế hợp tác trong thời gian tới, góp phần phá vỡ bế tắc trong định hướng kinh tế hợp tác về hình thức tổ chức, cơ chế quản lý và nội dung hoạt động của HTXNN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong cơ chế thị trường.
Nhìn chung, dù là HTXNN chuyển đổi hay thành lập mới, thì hoạt động kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh những năm qua bước đầu đã đã đạt được những thành công nhất định và tiếp tục khẳng định vị trí vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH ở tỉnh Quảng Nam:
Sau khi chuyển đổi, các HTXNN đã tổ chức lại bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu hoạt động dịch vụ, tạo lập tư cách pháp nhân để tiến hành SX-KD, kịp thời cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho kinh tế hộ.
Các HTX đã bước đầu xây dựng các phương án SX-KD nhằm đa dạng hoá loại hình và phương thức hoạt động để phù hợp với các điều kiện kết cấu hạ tầng (hệ thống thuỷ nông, máy móc, lao động... và vốn liếng) hiện có. Các HTX đã tiến hành kiểm kê vốn quỹ, làm rõ công nợ, bước đầu thực hiện quy chế dân chủ, công khai kinh tế nội bộ, xoá bỏ bao cấp, thực hiện cơ chế gắn mọi nguồn thu của HTX vào kết quả hoạt động dịch vụ sản xuất và kinh doanh ngành nghề. Các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá các khâu dịch vụ được các HTX xác định lại hợp lý hơn.
Nét mới trong hoạt động kinh doanh của nhiều HTXNN là vừa bảo đảm nguyên tắc lấy thu bù chi lại vừa tạo nền tảng phục vụ tăng trưởng chung của cộng đồng chứ không chỉ kinh doanh thuần tuý theo quy luật lợi nhuận. Vì thế sau vài năm chuyển đổi theo Luật, mặc dù tỷ trọng kinh tế của các HTX hiện nay còn nhỏ, và không còn giữ vai trò trực tiếp tổ chức và điều hành sản xuất tập trung mà chuyển sang chức năng làm dịch vụ, nhưng bước đầu HTXNN đã phát huy vai trò "hậu cần" hỗ trợ cho phát triển kinh tế hộ.
Mặc dù vị thế kinh tế HTX còn yếu nhưng kinh tế hợp tác đã đóng góp trực tiếp cũng như gián tiếp vào tăng trưởng chung về kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là tăng sản xuất lương thực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên. Kinh tế HTX cũng đã đáp ứng được nhu cầu phát triển lực lượng sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới phương thức kinh doanh, củng cố QHSX ở nông thôn.
Thông qua hình thức hỗ trợ và cung cấp dịch vụ, HTXNN ở Quảng Nam thực sự đã bắt đầu phát huy được vai trò "Bà đỡ" cho kinh tế hộ. Thực tế nơi nào HTXNN phát triển, nơi đó các dịch vụ có tính kỹ thuật, tính cộng đồng như làm đất, tưới, tiêu, bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi, cung ứng vật tư và đặc biệt là ứng dụng khoa học kỹ thuật được
thực hiện một cách có tổ chức, đồng bộ thông qua sự điều hành, quản lý của HTX và phát huy được hiệu quả tối đa cho kinh tế hộ. Các HTXNN cũng đã góp phần khai thác được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về nguồn nguyên liệu lao động, thị trường, huy động vốn nhàn rỗi trong dân để tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Những nơi không có HTXNN đứng ra tổ chức các loại hình dịch vụ đó, phong trào "mạnh ai người đấy làm" dẫn đến tình trạng không chỉ chi phí dịch vụ cao, tác dụng sinh học bị hạn chế, năng suất cây trồng và vật nuôi không tăng. Vì thế "tiền mất tật mang" đôi khi vẫn xảy ra.
Đóng góp của HTX trong lĩnh vực xã hội là rất rõ nét. HTX đã phát huy được tinh thần tương thân tương ái trong việc giúp nhau xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn, nhất là ở những xã nghèo, vùng sâu vùng xa. Đây cũng là tính ưu việt của kinh tế hợp tác và là vấn đề vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, chính trị sâu sắc. Góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, làm đường bê tông, kênh mương thuỷ lợi, tầng hoá trường học, nâng cấp trạm y tế, cải thiện tình hình chính trị, xã hội nông thôn. Hạn chế sự chèn ép, bóc lột trong nội bộ nông dân, với hình thức ứng trước vật tư cho những hộ gặp khó khăn để sản xuất, đến vụ thu hoạch mới thu lại, hỗ trợ vốn với lãi xuất thấp hoặc không lấy lãi, chăm lo phúc lợi tập thể, giúp đỡ những gia đình khó khăn, hoạn nạn, xây dựng ý thức cộng đồng, tình làng nghĩa xóm. Tiêu biểu mô hình HTX Duy Sơn 2, Đại Hiệp, Điện An, Dệt may Duy Trinh… góp phần chứng minh trên thực tế vai trò HTX trong CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Tuy bước đầu mô hình HTXNN kiểu mới đã có nhiều khởi sắc, nhưng chưa mang tính toàn diện, nhất là trên giác độ hiệu quả sản xuất. Những kết quả và tác dụng tích cực trên đây chưa phải là phổ biến, chỉ có tính địa phương, cá biệt, nhưng đã và đang mở ra khả năng thực tế để xử lý vấn đề HTXNN hiện nay.
* Những hạn chế, yếu kém:
Qua nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến quá trình chuyển đổi, phát triển HTXNN và qua khảo sát thực tế các HTXNN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, rút ra những tồn tại yếu kém sau đây:
- Phần lớn các HTXNN ở Quảng Nam quy mô còn nhỏ bé, năng lực nội tại hết sức hạn chế, chưa dáp ứng nhu cầu dịch vụ hỗ trợ sản xuất của kinh tế hộ, tiềm lực và quy mô còn nhỏ nên khả năng tích luỹ để đầu tư phát triển chưa nhiều.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều HTX còn hoạt động bó hẹp trong một vài dịch vụ như thuỷ điện và thuỷ lợi, chưa mạnh dạn đầu tư mở mang ngành nghề và dịch vụ mới nhằm giải quyết lao động, tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu của xã viên, tạo điều kiện làm “bà đỡ” hỗ trợ, giúp đỡ cho kinh tế hộ phát triển.
- Hầu hết các HTX đều đã được chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo luật HTX, nhưng trong quá trình chuyển đổi và phát triển, không ít HTX vẫn chưa đảm bảo đầy đủ các tính chất và nguyên tắc hoạt động. Một số HTX chuyển đổi còn mang tính hình thức, chưa có sự chuyển đổi cơ bản về tổ chức quản lý và phương thức hoạt động. Không ít HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đã chuyển đổi nhưng vẫn chưa xác định được hướng SX-KD, thiếu chiến lược phát triển, chưa xử lý triệt để những tồn đọng như nợ giữa xã viên với HTX, chưa xác định được chính xác và đầy đủ danh sách xã viên, cổ phần thực chất của xã viên... Thực tế cũng có những khó khăn, vì HTX tồn tại qua quá nhiều đời chủ nhiệm, mối mọt và thiên tai lũ lụt làm tài liệu HTX bị mục nát, thất lạc... Cung cách hoạt động của một số HTX không khác mấy so với trước khi chuyển đổi, chủ yếu duy trì sự tồn tại, trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ hỗ trợ của Nhà nước. Thậm chí ở một vài HTX đã tự đánh mất quyền “tự chủ” của chính mình, sợ chịu trách nhiệm nên đã phải yêu cầu Hội đồng nhân dân ra Nghị quyết mới triển khai thực hiện các dịch vụ phục vụ hộ xã viên. Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ còn hạn chế, chất lượng và hiệu quả chưa cao, đặc biệt là dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cung ứng vật tư, khoa học kỹ thuật... Do đó tác dụng của HTXNN với xã viên chưa rõ, mối quan hệ giữa xã viên với HTX trên thực tế chưa gắn bó về lợi ích, gần như HTX có cũng được, không có cũng được.
- Đội ngũ cán bộ ở nhiều HTX còn nhiều bất cập. Trình độ nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu, nhất là năng lực điều hành, tính năng động trong tổ chức SX-KD chưa ngang bằng với các thành phần kinh tế khác. Khi chuyển sang cơ chế mới, cán bộ thuộc doanh nghiệp nhà nước được đào tạo và đào tạo lại, thành phần kinh tế tư nhân nhiều lợi ích thiết thực nên đã tuyển dụng có chọn lọc những người có trình độ, năng lực,
còn HTX trong thời gian dài chưa được quan tâm công tác cán bộ và đào tạo cán bộ một cách đúng mức, hụt hẩng, chưa đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới theo nền kinh tế thị trường.
Hiện nay chỉ có khoảng trên dưới 15% cán bộ chủ chốt của HTX có trình độ từ trung cấp trở lên. Trên dưới 85% cán bộ chưa qua đào tạo cơ bản, hầu hết lớn tuổi, sức bật kém, không theo kịp với cơ chế thị trường. Lực lượng kế cận cho HTX không tạo được do thiếu chính sách đãi ngộ, thiếu sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương. Mặt khác phải thừa nhận một hiện thực là khu vực này chưa tạo được sự hấp dẫn với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao. Thậm chí, con em xã viên lao động sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng đều có tâm lý phổ biến là tìm việc ở đô thị, ở các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác, không muốn làm việc cho HTX.
- Một số địa phương, cấp uỷ Đảng và chính quyền thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng và tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ cho HTX, để mặc cho HTX hoạt động được chăng hay chớ. Ngược lại, ở một vài nơi, cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương theo nếp cũ, thiếu nghiên cứu và chưa nắm vững các quy định của Luật HTX, chưa hiểu sâu sắc HTX là một tổ chức kinh tế tự chủ nên đã can thiệp quá sâu vào công việc điều hành của HTX, coi HTX như một bộ phận làm kinh tế của UBND, áp đặt chỉ tiêu giao nộp ngân sách trái quy định. Công tác tuyên truyền về quan điểm, đường lối về đổi mới và phát triển kinh tế tập thể của Đảng chưa được chú trọng. Công tác tuyên truyền giải thích luật HTX còn hạn chế. Cán bộ, xã viên chưa nhận thức đầy đủ về các đặc trưng của mô hình HTX kiểu mới... Tâm lý mặc cảm mô hình HTX (kiểu cũ) vẫn còn.
- Hoạt động của nhiều HTX còn mang tính biệt lập, thiếu gắn bó nhau, chưa đẩy mạnh các hình thức liên doanh, liên kết tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa HTX và giữa HTX với các thành phần kinh tế khác. Tuy ở Quảng Nam đã hình thành được một số HTX, Liên hiệp HTX theo mô hình mới, đối tượng tham gia làm thành viên bao gồm cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân, nhưng chưa nhiều và đều khắp ở các địa phương. Đặc biệt, mối quan hệ liên doanh, liên kết kinh tế giữa HTX với doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế. Theo quan điểm của Đảng, doanh nghiệp nhà nước và HTX cùng đóng vai trò nền tảng của của nền kinh tế quốc dân. Nhưng trong thực tế, doanh nghiệp nhà nước không mấy mặn mà với
HTX, chưa thật sự tin tưởng vào vai trò, vị trí và xu hướng phát triển tất yếu của HTX, để từ đó tạo cơ hội, điều kiện liên doanh liên kết với HTX trong cơ chế thị trường định hướng XHCN.
Đây là những tồn tại, yếu kém của phong trào HTXNN tỉnh Quảng Nam nói chung và của bản thân từng HTX yếu kém nói riêng. Những yếu kém nêu trên, không phải mọi HTX yếu kém đều có biểu hiện của tất cả những yếu tố đó mà ở mỗi HTX, tuỳ vào vị trí địa lý, ngành nghề kinh doanh, trình độ cán bộ v.v... mà có những biểu hiện yếu kém khác nhau, mức độ khác nhau.
* Nguyên nhân yếu kém:
Các HTX yếu kém do trình độ phát triển của LLSX còn thấp. Sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Bản thân HTX thiếu chủ động để vươn lên, chỉ làm một vài dịch vụ giản đơn (điện, thuỷ lợi) phục vụ cho kinh tế hộ, chưa mạnh dạn huy động các nguồn lực nội tại để mở mang ngành nghề mới, dịch vụ mới. Tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước còn khá nặng nề. Thực tiễn phát triển của phong trào kinh tế hợp tác, HTX ở Quảng Nam cho thấy: hầu hết các HTX chỉ làm dịch vụ giản đơn, nếu làm tốt thì thu đủ bù chi, còn nếu làm không tốt thì thua lỗ, yếu kém.
Ở tất cả các HTX yếu kém, tổ chức và hoạt động của HTX chưa đảm bảo đầy đủ các tính chất và nguyên tắc của HTX. Khi chuyển đổi, chưa xử lý triệt để các tồn đọng cũ do lịch sử để lại như: Xã viên “toàn dân”, không xác định được danh sách xã viên, không xác định được vốn góp của xã viên, lợi ích từ vốn góp không đáng kể, do đó xã viên chưa gắn bó với HTX. HTX cũng không nhận thức đầy đủ là một “đơn vị kinh tế tự chủ”. HTX lập ra là xuất phát từ “nhu cầu và lợi ích chung” của người lao động, của kinh tế hộ xã viên. Đại hội xã viên HTX là cơ quan quyền lực cao nhất của HTX, là cơ quan quyết định phương án sản xuất kinh doanh-dịch vụ của HTX. Ban quản trị HTX- đứng đầu là chủ nhiệm-là cơ quan quản lý và điều hành, triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội xã viên. Chủ nhiệm HTX chịu trách nhiệm trước xã viên và trước pháp luật về những quyết định của mình. Do nhận thức không đầy đủ về tính chất và nguyên tắc hoạt động của HTX mà nhiều HTX đã tự đánh mất quyền “tự chủ” và “ tự quyết” của mình. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất trong các nguyên nhân dẫn HTX đến yếu kém.
Ở các HTX yếu kém, đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành vừa thiếu lại vừa yếu. Tuy nhiên, thiếu cán bộ có thể khắc phục được, nếu sau một thời gian HTX phát triển lớn mạnh cả về quy mô và tiềm lực thì HTX sẽ có điều kiện tuyển dụng bổ sung, nhưng cán bộ yếu lại là vấn đề rất đáng quan tâm, cần phải được khắc phục triệt để. Cán bộ HTX hiện đa phần trưởng thành qua kinh nghiệm, không được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ về quản trị kinh doanh, tuổi lớn, thiếu quyết đoán, không năng động để thích ứng với cơ chế thị trường, “cán bộ nào phong trào ấy”. Tại Quảng Nam có một xã có 2 HTX, về điều kiện tự nhiên như nhau, trình độ dân trí như nhau, phong tục tập quán và điều kiện tự nhiên như nhau, nhưng HTX số 1 là HTX yếu, còn HTX số 2 là HTX mạnh, tiên tiến xuất sắc, được tuyên dương Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới? Điều đó cho thấy cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn phong trào HTX đến thành công hay thất bại.
Do nhận thức về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế tập thể trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ các cấp, các ngành chưa thật sự tin tưởng vào vai trò, vị trí và xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế HTX trong cơ chế thị trường, định hướng XHCN, không ít nơi cấp uỷ Đảng và chính quyền còn chưa hiểu sâu sắc HTX là tổ chức kinh tế tự chủ, chưa