0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giải pháp về nhận thức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM DOC (Trang 74 -75 )

- Đối với các huyện trung du, miền núi:

3.2.1. Giải pháp về nhận thức

Phát triển mô hình HTX kiểu mới trong nông nghiệp ở Quảng Nam trong những năm đến, phải hướng vào đổi mới mạnh mẽ nhận thức về lợi ích, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các HTXNN trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đổi mới nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể các cấp đối với quá trình phát triển các HTXNN; lợi ích, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của người nông dân khi tham gia HTXNN; nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước về phát triển HTXNN.

Trước hết, thống nhất quan điểm và nhận thức: Các HTXNN là sản phẩm của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đồng thời sự ra đời và phát triển của các HTXNN sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa phát triển hơn nữa, do vậy thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển là điều kiện tiên quyết để phát triển các HTXNN.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH- HĐH, các HTXNN có vai trò rất quan trọng. Thông qua hoạt động của HTX các chủ trương, đường lối phát triển KT-XH của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn được triển khai, thực hiện.

trương đó xuất phát từ yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Trong những năm đến, vai trò và vị trí của HTXNN trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần không những không giảm đi, mà ngược lại được tăng cường và củng cố. Phát triển HTXNN là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các ngành các cấp và của hàng chục triệu hộ nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Các HTXNN là mô hình tổ chức sản xuất vừa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn, vừa đáp ứng được yêu cầu xã hội, tạo điều kiện cho các hộ nông dân hợp tác cùng nhau phát triển sản xuất nâng cao đời sống, giảm được những hạn chế của sản xuất theo từng hộ nhỏ lẻ, nhất là đối với những hộ nông dân nghèo còn thiếu kinh nghiệm, trình độ sản xuất và vốn đầu tư. Các HTXNN là do các hộ nông dân tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra. Giữa HTX và xã viên có quyền lợi và nghĩa vụ qua lại đối với nhau. Đồng thời phải đảm bảo lợi ích của nông dân tham gia HTX, không gò ép, không chạy theo phong trào, thành tích. Do đó, phải tạo điều kiện cho HTXNN hoạt động có hiệu quả mới mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân xã viên. Mặt khác cần khắc phục những định kiến về mô hình HTX kiểu cũ.

Phát triển HTXNN kiểu mới là xu hướng có tính quy luật trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Quá trình phát triển đó cần sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể các cấp trên nhiều phương diện: tạo hành lang pháp lý cho HTXNN kiểu mới ra đời và hoạt động; hỗ trợ về tài chính; hỗ trợ về KH-CN; hỗ trợ về đào tạo nhân lực HTX; hỗ trợ về chính sách thị trường, tuyên truyền, vận động về HTX...Cũng như mọi tổ chức khác trong xã hội, các HTXNN chịu sự quản lý nhà nước của chính quyền các cấp. Tuy nhiên, sự quản lý đó không được biến thành sự cản trở hay can thiệp vào những hoạt động mà HTX với tư cách là tổ chức kinh tế tự chủ được toàn quyền quyết định theo quy định của pháp luật như việc điều hành SX-KD, công tác cán bộ...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM DOC (Trang 74 -75 )

×