Phương hướng phát triển các loại hình hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam doc (Trang 72 - 74)

- Đối với các huyện trung du, miền núi:

3.1.3.Phương hướng phát triển các loại hình hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp

nghiệp

Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/03/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX "Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể" đã xác định mục tiêu đến năm 2010 là "Đưa kinh tế tập thể thoát ra những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của nền kinh tế". Thực hiện tinh thần đó, phương hướng xây dựng, hoàn thiện mô hình HTXNN ở tỉnh Quảng Nam như sau:

- Xây dựng và phát triển HTX kiểu mới trong nông nghiệp với nhiều quy mô, hình thức:

Phát triển linh hoạt, đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng ngành, với nhiều cấp độ phát triển, từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ cho hoạt động SX-KD của các thành viên để mở mang ngành nghề, vươn lên kinh doanh tổng hợp và hình thành các doanh nghiệp của HTX; Tạo điều kiện cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển.

- Xây dựng thể chế, chính sách khuyến khích sự ra đời, phát triển các HTX:

Trong những năm đến cần có chính sách khuyến khích các mô hình HTX mới, đồng thời củng cố các HTX, nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ, tăng thu nhập cho HTX, cho xã viên. Từng cơ sở phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở áp dụng những thành tựu KH-CN mới, tăng giá trị sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp.

Thông qua phát triển HTX từng bước đưa công nghiệp vào nông thôn để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Căn cứ từng vùng, từng địa bàn, xây dựng các HTX phù hợp, khai thác nguồn lực sao cho hiệu quả nhất. Đó là:

+ Mô hình HTX sản xuất nông nghiệp; + Mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp;

Trong đó chủ yếu là mô hình HTX dịch vụ kinh doanh tổng hợp.

* Về mô hình HTX sản xuất nông nghiệp kiểu mới

Khác với mô hình hợp HTXNN trước đây, mô hình HTX sản xuất nông nghiệp kiểu mới này chủ yếu thành lập ở vùng có điều kiện phù hợp với sản xuất nông nghiệp (cả nông lâm, thủy hải sản) nhất là vùng có khả năng sản xuất kinh doanh với quy mô lớn hơn mà từng hộ sản xuất sẽ kém hiệu quả. Ở đó đòi hỏi cần có sự hợp tác như một tất yếu, nhưng phải hợp lý về quy mô của HTX và tuân thủ tính tự nguyện, quản lý dân chủ, cùng có lợi.

* Về mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp

Đây là một tổ chức kinh tế trong nông nghiệp đuợc tách ra làm chức năng dịch vụ gồm: Các yếu tố "Đầu vào"; "Đầu ra" của các khâu sản xuất nông nghiệp. Mô hình này có thể phân thành hai loại: Dịch vụ chuyên khâu; Dịch vụ nhiều khâu (HTX dịch vụ tổng hợp);

Đây là mô hình phổ biến chiếm tỷ lệ lớn được nhân dân ở các địa phương đồng tình và áp dụng rộng rãi, kể cả đồng bằng và miền núi. Hoạt động của HTX này bao gồm hai phần: Bắt buộc và không bắt buộc.

Hoạt động dịch vụ mang tính bắt buộc có tính chất công ích thì HTX phải làm để đáp ứng yêu cầu thiết yếu cho sản xuất hộ xã viên, như dịch vụ tưới, tiêu, dự báo phòng trừ sâu bệnh... nó vừa mang tính chất kinh doanh vừa mang tính phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của Đảng và Chính quyền cơ sở giao cho.

Loại dịch vụ không bắt buộc là những hoạt động rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã viên. Phương thức hoạt động HTX làm dịch vụ loại này mang tính chất hỗ trợ, hướng dẫn, vừa mang tính kinh doanh, có những hoạt động không thu tiền hoặc thu không đáng kể, như tập huấn kỹ thuật, dự tính, dự báo sâu bệnh với thước đo hiệu quả là kết quả sản xuất của hộ xã viên. Mức thu phí do Đại hội xã viên quyết định.

Đảm bảo tính công khai, dân chủ và thực hiện chế độ hạch toán, HTX có các tổ dịch vụ theo dõi hạch toán riêng như: Tổ dịch vụ tưới tiêu; Tổ dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y; Tổ dịch vụ khuyến nông, giống; Tổ dịch vụ điện sinh hoạt; Tổ dịch vụ làm đất; Tổ chế biến tiêu thụ sản phẩm...

Với mô hình tổ chức thiết thực, đơn giản này, xã viên HTXNN sẽ tích cực tham gia và sản xuất nông nghiệp phát triển tốt, hiệu quả hơn.

* Về mô hình HTX hoạt động dịch vụ kinh doanh tổng hợp trong nông nghiệp.

Đây là mô hình HTX đa chức năng vừa dịch vụ cho sản xuất kinh tế hộ, vừa tổ chức SX-KD tổng hợp.

Ngoài chức năng dịch vụ như hai mô hình HTX nói trên, HTX dịch vụ -kinh doanh tổng hợp còn chế biến lâm sản; sản xuất trong ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

Trong ba mô hình trên thì mô hình HTX dịch vụ - kinh doanh tổng hợp là mô hình có hiệu quả nhất, vừa dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp, vừa tăng tích lũy cho tập thể, vừa tác động đến phát triển, chuyển dịch cơ cấu KT-XH. Do đó, đội ngũ cán bộ quản lý phải có năng lực, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trách nhiệm cao, năng động, có kiến thức kinh tế thị trường và kiến thức kinh doanh tổng hợp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam doc (Trang 72 - 74)