Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái (Trang 79)

3.2.1. Lý luận chung về giọng điệu trần thuật.

Tác phẩm tự sự cũng là sản phẩm của lời nói, một dạng lời nói đặc biệt nên tất yếu giọng điệu có một ý nghĩa quan trọng. Giọng điệu ấy sẽ “neo đậu” trong trí nhớ người đọc, giúp người đọc nhận diện được tác giả, tác phẩm. Giọng điệu là sản phẩm của việc liên kết các yếu tố nội dung và mang dấu ấn của người sáng tạo. Vậy giọng điệu là gì?

Từ điển thuật ngữ văn học (Nxb GD, 1992) định nghĩa:“Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lối văn, quy cách xưng hô, gọi tên, dùng từ,

sắc điệu tình cản, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”.

Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ, một yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nhà văn. Tuốcghênhep cho rằng: “Cái quan trọng trong tài năng văn học… và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì một tài năng nào là cái tôi muốn gọi là tiếng nói của mình. Đúng thế, cái quan trọng là tiếng nói của mình, cái quan trọng là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác… muốn nói được như vậy và muốn có được cái giọng ấy thì phải có cái cổ họng được cấu tạo một cách đặc biệt, giống như của loài chim vậy. Đó chính là đặc điểm phân biệt chủ yếu của một tài năng độc đáo” [59;12].

Nhà văn tài năng phải là người tạo ra được một hệ thống giọng điệu, một môi trường giọng điệu. Khrapchenkô khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của một thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh”.(cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học- Nxb Tác phẩm Mới, HN 1978).

Giọng điệu ở một mức độ nào đó phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng được miêu tả, song về cơ bản, giọng điệu bộc lộ tình cảm chủ quan của nhà văn, thái độ và cách đánh giá của tác giả đối với con người và những hiện tượng được miêu tả. Vì vậy, từ giọng nói có thể nhận ra người nói, từ giọng điệu có thể xác định được tác giả. Giọng điệu vừa là “chìa khoá” để “mở” tác phẩm vừa là yếu tố xác định phong cách tác giả. Giọng điệu là phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học.

3.2.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.

3.2.2.1. Giọng giễu nhại, trào phúng.

Trước Hồ Anh Thái rất lâu, chúng ta đã có sừng sững những tên tuổi với giọng văn giễu nhại, trào phúng như Nguyễn Công Hoan, như Vũ Trọng

Phụng. Nhưng đọc văn Hồ Anh Thái nói chung, truyện ngắn nói riêng, người đọc không phải thất vọng về một giọng văn cũng có ấn tượng như những tên tuổi đó. Giọng văn này có lẽ thể hiện nhiều hơn, rõ hơn ở tập truyện Tự sự

265 ngày. Nhận xét về tập truyện, Vân Long đã nhắc đến vấn đề này: “ở tập truyện ngắn này, nhà văn hình thành một giọng văn hoàn toàn khác thời kì đầu: Trào lộng, châm biếm, hóm hỉnh và sắc sảo những câu chuyện, những thói tật đáng cười trong xã hội” (Báo Sức khỏe và đời sống - 21-8-2001).

Toàn bộ 11 truyện trong Tự sự 265 ngày đều được viết bằng một lối hoạt kê, không thể không cười. Nhà văn đã thay đổi giọng điệu ở tập truyện này so với những sáng tác trước đó cũng là để phục vụ tốt nhất cho việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình: châm biếm, đả kích những hiện trạng tha hoá của con người đặc biệt là những con người thường mạo nhận là tinh hoa của đất nước.

ở tập truyện này, tính khách quan trong cách kể được Hồ Anh Thái tô đậm. Tính khách quan ấy là cơ sở cho giọng điệu châm biếm, phê phán. Ngay khi câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất (trần thuật chủ quan) thì nhân vật “tôi” cũng nhìn nhận mọi việc qua lăng kính trào lộng, tự trào. Cảm hứng phê phán - trào lộng thể hiện ngay ở cách gọi tên nhân vật. Nhà văn gọi tên nhân vật bằng những cái tên rất lạ, rất ấn tượng và người đọc không thể không cười (vấn đề này đã được trình bày ở chương I, phần 2 mục 2.1.2- Xây dựng nhân vật qua cách gọi tên).

Như vậy, cách gọi tên các nhân vật của Hồ Anh Thái là một dụng ý nghệ thuật. Gọi tên như vậy, nhà văn tạo một khoảng cách nhất định giữa người kể và người được kể. Sự gián cách này tăng cường tính khách quan, lạnh lùng đến vô cảm cho giọng điệu kể chuyện cũng là một cách đối thoại với một thứ văn học ưa mĩ lệ hoá đời sống.

Với 11 truyện, Tự sự 265 ngày là một cuốn tiểu thuyết nhiều chương về đời sống công chức. “Tất cả 11 truyện đều phác vẽ chân dung trí thức, những kẻ sĩ thời đại” (Ngô Thị Kim Cúc, Có ai chẳng muốn đùa, Báo Thanh niên, 9-

2001); “Muôn hình, bước chân dung trí thức được viết dưới con mắt của một nhà ngoại giao không hề bóng bảy, thậm chí cay nghiệt và hài hước” [9; 235].

Như đã nói ở trên, trong Tự sự 265 ngày, giọng châm biếm sâu cay mới là giọng chủ đạo. Tiếng cười của Hồ Anh Thái trong nhiều truyện chính là những đòn công phá trực diện, hạ bệ những thói đời kệch cỡm và hổ lốn, những kẻ bề ngoài bệ vệ, danh giá mà bên trong cực kì thối nát. Đó là tiếng cười có tính chiến đấu, là những mũi dao rạch thẳng vào những ung nhọt của lối sống hiện đại, bởi lẽ chỉ có mổ xẻ nó ra mới trị được tận gốc để nó khỏi hoành hành như một nạn dịch nguy hiểm nữa.

Một phòng khách danh giá, chuyên đón tiếp những nhà nghiên cứu văn học, sử học, những viện sĩ, những kiến trúc sư đầu ngành của cả nước thực chất là một “trạm trung chuyển” cho những người muốn vươn tới các sứ quán và bay ra ngoại quốc mà những vị khách đến đó được gọi là một “lớp người chuyên đi ăn tiệc” nhờ vào những giá trị giả. Có ông “nghiên cứu viết sách giảng dạy lịch sử nước Mỹ, lịch sử Ai Cập là những nơi ông chưa bao giờ đặt chân tới. Thứ ngôn ngữ tệ hại của những vùng đất ấy ông cũng không sử dụng được” (Trích Phòng khách). Rồi một cô Mỹ – một quý bà được cái xã hội phòng khách ấy coi là danh giá - thì chẳng khác nào bà Phó Đoan trong Số đỏ

của Vũ Trọng Phụng (chỉ khác là cô là người ngoại quốc).

Hồ Anh Thái và Vũ Trọng Phụng cùng kế thừa phương thức trào phúng dân gian, nhưng nếu Vũ Trọng Phụng “hạ thấp” và “đào mồ” chôn đối tượng với giọng chao chát, cay độc thì Hồ Anh Thái “hạ thấp” để “tái sinh” đối tượng với giọng xót xa, chua chát. Ông phê phán, không khoan nhượng cái xấu nhưng không mất niềm tin vào sự thiết lập một trạng thái nhân sinh mới.

Với giọng giễu nhại, trào phúng Hồ Anh Thái đã đạt được mục đích của mình là bày tỏ thái độ quyết liệt đối với những hiện tượng đời sống xấu xa, thối nát, sự sa sút về các giá trị nhân văn, đạo đức của con người khi chạy

theo lối sống hiện đại. Tự sự 265 ngày hình như cũng là một kiểu kim châm cứu huyệt tính cách của người Việt Nam hiện đại đặc biệt là giới công chức.

3.2.2.2. Giọng triết lý trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.

Là người từng trải và sớm thành đạt, có dịp đi nhiều nơi, học hỏi nhiều kinh nghiệm nên Hồ Anh Thái đã có được những trải nghiệm khá “già dặn” so với tuổi. Giọng triết lý trong văn Hồ Anh Thái nói chung, truyện ngắn nói riêng là triết lý của một người đã có sự nghiêm túc trong văn chương, triết học và trong nghề nghiệp.

Giọng điệu triết lý không phải chỉ biểu hiện ở chỗ có nhiều triết lý, triết luận trong truyện mà còn xuyên thấm vào tất cả các yếu tố hình thức và nội dung tác phẩm. Giọng triết lý được cảm nhận qua giọng văn bình tĩnh, thận trọng, từ tốn, khiêm nhường và đầy ngụ ý của nhà văn. Mỗi lời nói, mỗi việc làm của nhân vật đều chứa đựng hàm nghĩa sâu xa, đó là cách chúng ta nhận dạng giọng điệu triết lý trong tác phẩm Hồ Anh Thái.

Truyện ngắn với dung lượng nhỏ nhưng phản ánh khái quát và sâu sắc hiện thực cuộc sống với những mảnh đời, những số phận vì thế tính triết lý luôn tồn tại trong tác phẩm. Tất nhiên, không phải nhà văn nào cũng có thể triết lý được. Để có những triết lý mang tính phổ quát cao về cuộc sống và con người, đòi hỏi nhà văn phải có sự từng trải, sự chiêm nghiệm và tất nhiên phải có vốn kiến thức sâu rộng.

Nhiều người khi tiếp xúc với Hồ Anh Thái đều nói anh có bộ mặt “thiền”. Thực chất, nếu chỉ có bộ mặt không thôi thì chưa đủ để có những triết lý mà điều quan trọng hơn là con người ấy có gì trong kiến thức (bao gồm kiến thức sách vở và kiến thức cuộc sống) và trong sự nhìn nhận các vấn đề của cuộc sống. Những ngày đi sứ (với tư cách là thư kí đại sứ) tại ấn Độ đã giúp cho Hồ Anh Thái có được những trải nghiệm để chúng ta có được Tiếng thở dài qua rừng kim tước.

Trước hết, chúng ta hãy điểm qua một số tác phẩm ở tập truyện này. Câu chuyện đầu tiên mà nhà văn kể là câu chuyện về người ấn. Tính triết lý đã thể hiện rất sâu sắc ở truyện ngắn này. ở đây ít có những câu triết lý nhưng người đọc có thể thấy một Hồ Anh Thái đang “cố gắng khám phá một tổng thể các giá trị cho phép giao hoà những quan điểm bề ngoài có thể là mâu thuẫn nhau” [8; 324].

Anh chàng người ấn Navin, đó chính là chiếc cầu bắc ngang giữa thần bí và duy ý, giữa tiến trình tâm thức cá nhân và tiến trình xã hội loài người. Hình ảnh người mẹ đã chết, đã thành bộ xương khô nhưng trong sự im lặng vĩnh viễn bà vẫn đòi hỏi người con trai duy nhất phải ở bên bà. Và Navin đã nói: “Bao giờ có ý định định cư chắc chắn ở một nơi nào thì khi đó mới đem chôn cố định bộ hài cốt này” (Người ấn) [8; 25].

Những vấn đề kiểu như thế này nếu không có những kiến thức tối thiểu về ấn Độ thì không thể hiểu nổi. “Người ấn, đó là bài thơ bằng văn xuôi không dành cho những ai chưa có một tối thiểu tinh thần Đạo học Đông phương”(Mai Sơn, Đọc truyện ngắn về ấn Độ tâm đắc và nghĩ ngợi, Báo văn nghệ Bình Thuận, 3-1996) [8; 324].

ấn Độ, miền đất của những tư tưởng minh triết và siêu hình thượng đẳng, là quê hương của con số (0) vĩ đại, nơi sản sinh ra những khối óc thông minh bậc nhất và những tâm hồn thanh tịnh hài hoà bậc nhất của nhân loại từ ngàn xưa như Phật Thích Ca đã trở thành điểm thu hút, sự khám phá của biết bao người (trong đó có cả những kẻ tò mò). Nhưng không giống như các nhà văn đi đến các miền đất phương xa thông thường là viết những bản tụng ca về khung cảnh vàng son, về tình hữu nghị lâu đời, Hồ Anh Thái đã “rẽ trái, đạp cỏ tranh, lách mình qua khu rừng già tìm đến một ngôi đền cổ… bước qua ngưỡng cửa ngôi đền trong cuộc hoà nhập thế kỉ giữa nền văn hoá phương Tây và nền văn hoá cổ truyền ấn Độ” (Vũ Bão, Đi sứ và làm văn, Báo văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 16-3-1995)

Vì thế, những mảnh đời trôi dạt khắp nẻo đường cát bụi trên đất ấn Độ đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho “chàng trai sung sức đang bề bộn công việc của người đi sứ” (Vũ Bão, Đi sứ và làm văn, Báo văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 16-3-1995)

Hồ Anh Thái đã hoà mình vào miền đất lạ, dõi theo mạch đời, lần tìm nỗi niềm của những số phận khác nhau. Nhà văn “cũng không làm duyên biến nhân vật của mình thành triết gia, nhưng triết lý nhân sinh cứ hiện dần giữa hai dòng chữ” (Vũ Bão, Đi sứ và làm văn, Báo văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 16-3-1995). Trong tập truyện ngắn này, Hồ Anh Thái đề cập đến nhiều nhất là số phận người phụ nữ. Người phụ nữ phương Đông cho đến hết những năm cuối thế kỷ XX vẫn là những người gánh chịu nhiều nỗi bất hạnh nhất. Từ cuộc đời người đàn bà tội nghiệp Nilam (Tiếng thở dài qua từng kim tước) đến sự giải thoát của cô gái đồng trinh Sabana (Đi khỏi thung lũng mới đến nhà) hay khúc bi thương của nàng Roza (Lá quốc thư) đều là tiếng thở dài của những con người bất hạnh. Tiêu đề của tập truyện là Tiếng thở dài qua rừng kim tước

cũng đã gợi cho người đọc cảm nhận có tính triết lý sâu sắc.

ở bốn truyện ngắn viết về Đức Phật và thời đại Đức Phật: Chuyện cuộc

đời Đức Phật, Đến muộn, Kiếp người đi qua, Thi nhân, giọng điệu triết lý là

âm hưởng chủ đạo. Thấm trong từng câu văn, từng chi tiết là giọng của một người giác ngộ lẽ đời. Có khi cả câu chuyện là một triết luận. Mỗi một câu văn, mỗi một hành động của nhân vật đều có thể nâng lên thành một triết lý.

Chuyện cuộc đời Đức Phật là triết luận về con đường gian nan, khổ ải để

có thể đạt đến chân lý bất diệt. Đức Phật là hiện thân của cái đẹp, cái cao cả, Người là khoảnh khắc và cũng là mãi mãi “Con người ấy chỉ tới viếng thăm thế giới này có tám mươi năm. Chỉ có vậy thôi, nhưng cũng đủ để lại ảnh hưởng sâu rộng suốt hai ngàn năm trăm năm qua, và biết đâu cho tới muôn đời sau nữa”.

Thấm nhuần giáo lý Đạo Phật, Đến muộn phản ánh thuyết nhân quả của cõi

không đến kịp để cứu cha cũng như không cứu được linh hồn tội lỗi. Ông ta đã phải trả giá cho chính hành động độc ác của mình. “Tám năm sau khi làm vua, Ajatasatru lại bị chính con trai mình cướp ngôi rồi bị tống vào cái hang đó cho đến chết. Cái hang ấy gần chân núi Griđakuta, đến bây giờ hãy còn”. Cái hang núi ấy vẫn còn giống như hiện thân của cái ác, cái xấu vẫn còn tồn tại mãi.

Trong truyện Kiếp người đi qua, giọng điệu triết lý thật sâu sắc thấm thía. Câu chuyện kể về những thăng trầm của kiếp người nó ngắn ngủi, thoáng qua nhưng đầy ý nghĩa. Từ một chàng trai giỏi giang, thông minh, hiền lành Ahimsaka trở thành tên cướp đường hung ác, giết người không ghê tay và cuối cùng được Đức Phật giác ngộ đã trở thành nhà tu hành chân chính. Sức cảm hoá của tấm lòng nhân từ, bao dung, độ lượng thật lớn lao, vĩ đại. Lòng yêu thương, đồng cảm với con người sẽ giúp tâm hồn người ta được thanh lọc trở nên trong sạch hơn. Ahimsaka đã thấu hiểu điều này hơn ai hết:

“Thưa Đấng Giác Ngộ, con mới thực sự hiểu giáo lý của Người. Nỗi đau con chịu ngày hôm nay đã giúp con xoá được nỗi đau của quãng đường lầm lỗi. Con đã chịu đựng đau đớn trong sự thấu hiểu và tình thương với mọi sinh linh, đặng xoá bỏ cho được hận thù muôn đời”.

Giọng triết lý thể hiện rõ rệt nhất ở cuối truyện. Nhà văn đưa ra hai nhận định về thi nhân của hai nhân vật để người đọc cùng suy ngẫm:

- “Thi nhân ư? Viên thượng thư cả cười mà rằng - Để hòn đất, cất thành thần linh. Nó chỉ là một gã mục đồng trần truồng được người ta dựng thành thi nhân mà thôi.

- Thi nhân ư? – Công chúa nhếch mép – Nó chỉ là một thằng đực rựa rẻ cùi tốt mã miệng câm như hến được người ta dựng thành thi nhân mà thôi.

Chắc hẳn muôn đời sau họ, thi nhân vẫn là như thế.

Chắc hẳn muôn đời sau họ, những người tạo ra thi nhân vẫn là như thế”.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái (Trang 79)